Phát hiện rìu đá cổ niên đại từ 4.500 - 5.000 năm

Sáng 15/3, trong khi đào đất nung gạch, ông Nguyễn Văn Sánh, công nhân lò gạch ở xóm 1, thôn Lộc, xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) bất ngờ phát hiện một chiếc rìu đá cổ nằm sâu dưới lòng đất khoảng 4,2 m, bám đầy vỏ hàu mục.

Ngay sau khi đưa lên mặt đất và rửa sạch, rìu đá có màu đen xám óng ánh rất đẹp mắt. Chiếc rìu dài 15 cm, rộng 7 cm, dày khoảng 3,5 cm; phía trên có cán hình tròn, bao quanh bề mặt xuất hiện nhiều vệt vân đá theo hình xoắn; phần lưỡi hình thang, vát được mài nhẵn bóng và còn khá sắc.

Chiếc rìu đá cổ sau khi đã rửa sạch
Chiếc rìu đá cổ sau khi đã rửa sạch

Ông Lê Bá Hạnh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Tĩnh cho biết: “Dù chỉ mới nhìn thấy chiếc rìu qua hình ảnh nhưng có thể nhận định đây là loại rìu được cư dân cổ xưa chế tác bằng cách gè đẽo và mài mịn với kỹ thuật đạt trình độ cao".

Bước đầu, chiếc rìu đá này được xác định xuất hiện vào thời kỳ tiền Đông Sơn, thời đại đá mới có niên đại khoảng 4.500 - 5.000 năm trước.

Hiện, Bảo tàng Hà Tĩnh đang liên lạc với ông Sánh để đưa về tiếp tục nghiên cứu và bảo quản.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast