Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

(Baohatinh.vn) - Chương trình nghệ thuật đặc sắc được tổ chức tại Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có 3 chương, nhằm tưởng nhớ những công lao, di sản quý giá của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ - nhà chính trị giỏi, nhà quân sự thao lược, nhà kinh tế tài năng và nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Các đại biểu tham dự chương trình.

Tối 9/12, tại Quảng trường Nguyễn Du, thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân tổ chức chương trình nghệ thuật và khai mạc giải chạy Half Marathon - Nghi Xuân năm 2023 nhân kỷ niệm 245 năm ngày sinh (19/12/1778 - 19/12/2023), tưởng niệm 165 năm ngày mất (14/11/1858 - 14/11/2023 - âm lịch) của Uy viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải, Đại tá Nguyễn Xuân Thắng - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và huyện Nghi Xuân tham dự.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Tiết mục mở màn “Người con Uy Viễn” do ca sĩ Quang Luyến cùng tốp múa thể hiện.

Mở đầu chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ và khai mạc Giải chạy Half Marathon - Nghi Xuân năm 2023 là những tiết mục đặc sắc như: Người con Uy Viễn, Nhân cách bất tử và Uy Viễn Tướng công do các ca sỹ Đăng Thuật, Quang Luyến, CLB Ca trù Nguyễn Công Trứ cùng diễn viên nghệ thuật quần chúng huyện Nghi Xuân biểu diễn.

Phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Lê Anh Dũng đã ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người có công lớn trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của nước ta ở nửa đầu thế kỷ thứ XIX.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Lê Anh Dũng phát biểu khai mạc buổi lễ.

Nguyễn Công Trứ thi hương đỗ Giải nguyên, làm quan được thăng Hữu Tham tri bộ Hình, sang chức Dinh điền sứ, được bổ chức Bố chánh sứ Hải Dương, rồi giữ chức Tổng đốc tỉnh Hải Yên, sau được thăng Phủ doãn phủ Thừa Thiên.

Lớn lên trong một xã hội đầy biến động, ông đã sớm nuôi chí lớn, quyết tâm đem sức lực, trí tuệ và nhiệt huyết của mình để phục vụ đất nước, Nhân dân với khát vọng “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông”.

Thấu hiểu nỗi thống khổ của Nhân dân, đồng thời nhận thấy những tiềm năng to lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ, ông đã đề nghị triều đình cho phép được tập hợp cư dân khai khẩn các vùng đất hoang hóa. Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ với tài năng, tâm huyết của mình, đã tổ chức cho Nhân dân đắp đê lấn biển, khai hoang lập ấp, biến vùng đất vốn ngập mặn, nghèo đói thành các huyện Kim Sơn - Ninh Bình, Tiền Hải - Thái Bình và nhiều làng xã ở Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh trù phú như bây giờ.

Là nhà nho tài tử, tên tuổi của Nguyễn Công Trứ còn lưu danh hậu thế với tài văn chương. Ông chính là người đóng góp rất lớn trong việc đưa các làn điệu ca trù của các giáo phường Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân đến với chốn cung đình và được lưu truyền trong cả nước.

Tưởng nhớ những công lao to lớn, những di sản quý giá của danh nhân Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân tổ chức chương trình nghệ thuật Uy Viễn Tướng công - danh bất hư truyền, gồm 3 chương: Chương I: Người hát giặm - ca trù; Chương II: Như cây thông giữa trời; Chương III: Vang danh núi sông. Chương trình do các ca sỹ Đinh Thành Lê, Công Hoàn và tập thể nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh biểu diễn.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

1 tiết mục trong Chương I: Người hát giặm - ca trù

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

1 tiết mục trong Chương II: Như cây thông giữa trời.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

1 tiết mục trong Chương III: Vang danh núi sông.

Chương trình là dịp để các thế hệ hậu thế tri ân công lao to lớn của Nguyễn Công Trứ đối với quê hương, đất nước. Thông qua chương trình, huyện Nghi Xuân nhằm mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi xây dựng và phát triển văn hóa gắn với hành trình di sản, phát triển du lịch trên địa bàn.

Nhân dịp này, huyện Nghi Xuân khai mạc giải chạy Half marathon - Nghi Xuân năm 2023 với chủ đề “Nghi Xuân bát cảnh”, là điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Bùi Việt Hùng phát biểu khai mạc giải chạy Half marathon - Nghi Xuân năm 2023.

Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 245 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Bí thư Huyện ủy Phan Tấn Linh vinh danh vận động viên Nguyễn Thị Ngọc (ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân) - VĐV đạt huy chương vàng châu Á, 2 huy chương vàng Sea Games 32.

Giải chạy được huyện tổ chức thi đấu và trao giải vào sáng 10/12 với gần 1.400 vận động viên chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp phong trào trong nước và nước ngoài đăng ký tham gia. Đây là một sân chơi thể thao quy mô, chuyên nghiệp, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và phong trào “Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân.

Chương trình kỷ niệm 245 năm ngày sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ diễn ra với các chuỗi hoạt động nổi bật như: Tổ chức cuộc thi viết “Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ” trong học đường với gần 10.000 bài dự thi của học sinh và đội ngũ giáo viên trên địa bàn; chương trình nghệ thuật biểu diễn giá trị các di sản văn hóa phi vật thể và Giải chạy Marathon - Nghi Xuân năm 2023; lễ giỗ lần thứ 165 danh nhân Nguyễn Công Trứ diễn ra ngày 26/12/2023 (tức ngày 14/11 âm lịch) tại Đền thờ Uy Viễn Tướng công Nguyễn Công Trứ.

Chủ đề Danh nhân Hà Tĩnh

Đọc thêm

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

Ảnh du lịch đẹp nhất 2024 lần đầu công bố

The Independent Photographer công bố những tác phẩm lọt vào vòng chung kết Giải Thưởng Nhiếp Ảnh Du Lịch 2024. Các góc chụp khai thác tốt đề tài con người và mối quan hệ với tự nhiên.
Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Truyện ngắn: Thương câu ca cổ

Hân đẹp, cái đẹp của gái một con, mặn mà, nẩy nở. Đôi mắt lấp lánh, hàng mi cong, đặc biệt là nụ cười tươi duyên, làm biết bao gã đàn ông mê đắm...
Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Tản văn: Gõ nhẹ cánh cửa mùa...

Khi tôi khẽ đẩy cánh cửa, trong một sớm mai để đón chào một ngày mới, hơi lạnh nhẹ len theo màn sương mờ đục phả vào không gian cảm giác se sẽ...
Thành bại của 'Tấm Cám'

Thành bại của 'Tấm Cám'

Nhờ vào thương hiệu đã quá nổi tiếng, những bản chuyển thể/phóng tác của "Tấm Cám" phần lớn đều được đón nhận. Song, nội dung các tác phẩm trên vẫn còn gây tranh luận.
Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Những vần thơ day dứt sau thiên tai ở miền Bắc

Bão số 3, lũ quét, sạt lở đã gây ra nhiều nỗi đau trên một số tỉnh thành miền Bắc. Cảm tác trước nỗi đau của đồng bào, nhiều tác giả ở Hà Tĩnh đã viết những bài thơ đầy xúc động...
Ký ức đêm hội trăng rằm

Ký ức đêm hội trăng rằm

Với trẻ em Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng, tết Trung thu luôn là một thế giới rực rỡ, thần tiên. Ký ức mỗi mùa trăng đã nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta lớn lên cùng năm tháng.
Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...