Nhiều hoạt động kỷ niệm 245 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

(Baohatinh.vn) - Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm hướng tới kỷ niệm 245 năm năm sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778-1858).

Nhiều hoạt động kỷ niệm 245 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ

Đoàn các nhà nghiên cứu đến từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham quan đền thờ Nguyễn Công Trứ (xã Xuân Giang, Nghi Xuân), dịp đầu năm 2023.

Theo đó, huyện Nghi Xuân đã tiến hành tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu thân thế sự nghiệp danh nhân Nguyễn Công Trứ” trong các trường học, từ ngày 20/9 - 20/11/2023, dự kiến tổng kết vào dịp lễ giỗ Uy Viễn Tướng công.

Trong khuôn khổ các hoạt động lễ kỷ niệm còn có giải chạy Marathon Nghi Xuân năm 2023, dự kiến tổ chức từ ngày 9/12 - 10/12/2023, tại Quảng trường Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền). Đặc biệt, dịp này huyện Nghi Xuân sẽ tổ chức đêm biểu diễn giá trị các di sản văn hóa phi vật thể: Ca trù, dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, hát chầu văn... (chương trình có sự tham gia dàn dựng, biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh), dự kiến diễn ra vào tối ngày 9/12/2023 tại Quảng trường Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền).

Cùng với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ giỗ lần thứ 165 danh nhân Nguyễn Công Trứ sẽ được tổ chức vào ngày 26/12/2023 (tức ngày 14/11 âm lịch), tại đền thờ ông.

Ông Bùi Việt Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết: "Các hoạt động chào mừng kỷ niệm 245 năm năm sinh và tưởng niệm 165 năm ngày mất danh nhân Nguyễn Công Trứ nhằm khẳng định công lao, tài năng và tôn vinh những đóng góp to lớn của ông đối với nền văn hoá Việt Nam và nhân loại. Qua đây mở rộng giao lưu văn hóa, quảng bá các giá trị văn hóa Nghi Xuân với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhằm xây dựng và phát triển văn hóa gắn với hành trình di sản Nghi Xuân.

Các hoạt động kỷ niệm góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ; động viên, tập hợp nhiều tổ chức, lực lượng xã hội tích cực bảo tồn và phát huy, khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung, quê hương của danh nhân Nguyễn Công Trứ nói riêng".

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Vị Tể tướng nào quê Hà Tĩnh từng phụng sự 3 triều vua Lê?

Ông quê ở xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chính trực, lập được nhiều công trạng. Ông phụng sự trong 3 triều vua Lê (Lê Thế Tông, Lê Kính Tông và Lê Thần Tông) và 2 đời chúa là Trịnh Tùng, Trịnh Tráng.
Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Người "dẫn đường" của phụ nữ xã Trường Sơn

Với 28 năm bền bỉ gắn bó với công tác hội, chị Trần Thị Khuyên - Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn là người "dẫn đường" cho phong trào của chị em ở địa phương ngày càng phát triển.
Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Phục dựng đền Nhà Ông ở Hương Sơn

Lễ khởi công phục dựng đền Nhà Ông ở xã Sơn Bằng (Hương Sơn – Hà Tĩnh) nhằm tri ân bậc tiền nhân có công lao với quê hương và người dân trong vùng.
Gìn giữ nếp nhà

Gìn giữ nếp nhà

“Nước có quốc pháp, nhà có gia phong” - câu thành ngữ về nếp nhà ấy đang được mỗi gia đình người Việt nói chung và người Hà Tĩnh nói riêng giữ gìn, phát huy, kiến tạo tổ ấm hạnh phúc, góp phần xây dựng đất nước thịnh vượng.
Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, mê sáng tạo

Anh Hoàng Xuân Quý - Quản đốc Phân xưởng cơ điện của Nhà máy Chế biến phân hữu cơ từ rác thải (Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh) đã có nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần làm lợi cho đơn vị hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Lan tỏa những điển hình học và làm theo Bác

Tại Hà Tĩnh, ngày càng nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã xuất hiện và lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng bằng những việc làm thiết thực nhất.
Phố trong lòng sông...

Phố trong lòng sông...

Tôi vẫn thường nghĩ về sự ưu ái của thiên nhiên khi trong những biến đổi địa chất đã để lại cho thành phố Hà Tĩnh địa hình ba mặt sông bao quanh...
Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Nhớ tết Đoan ngọ xưa…

Dù không phải là lễ trọng như tết Nguyên đán nhưng từ lâu, tết Đoan ngọ (mồng 5/5 âm lịch) vẫn là nét văn hóa truyền thống được nhiều người dân Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.