Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong khi nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc trùng tu, tôn tạo di tích còn eo hẹp, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã linh hoạt, sáng tạo trong việc huy động nguồn xã hội hóa để nâng cấp các di tích trên địa bàn, phát huy giá trị truyền thống trong đời sống Nhân dân.

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Công trình nhà Cung cấm và thượng điện thuộc Đền Truông Bát (xã Ngọc Sơn, Thạch Hà) vừa được trùng tu với tổng kinh phí 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.

Dịp cuối tháng 9/2023 vừa qua, UBND xã Ngọc Sơn (Thạch Hà) đã tổ chức lễ khánh thành tu bổ, tôn tạo công trình cung cấm và thượng điện thuộc đền thờ Truông Bát với tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư này hoàn toàn do chính quyền địa phương và Ban quản lý đền vận động các mạnh thường quân tài trợ.

Nghệ nhân ưu tú Ngô Thành Cẩn - Thủ nhang đền Truông Bát cho biết: "Chúng tôi rất phấn khởi khi việc trùng tu, tu bổ đền được các mạnh thường quân là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh nhiệt tình ủng hộ. Với việc khánh thành nhà cung cấm và thượng điện lần này, di tích đang dần được hoàn thiện các hạng mục tổng thể của một công trình văn hóa tâm linh hàng trăm năm tuổi".

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Bên trong nhà cung cấm và thượng điện của Đền Truông Bát vừa được tôn tạo.

Đền Truông Bát thờ bà Chúa Lộc, tên thật là Phạm Thị Thỏa, tương truyền là một nữ tướng anh dũng của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi (1385 -1433) lãnh đạo. Bà đã góp phần đánh bại giặc Minh xâm lược, giành lại độc lập cho non sông đất nước. Sau khi mất, bà được an táng tại Truông Bát và được Nhân dân lập đền phụng thờ.

Sau nhiều thăng trầm của thời gian, đền thờ bị xuống cấp. Năm 2006, Nghệ nhân ưu tú Ngô Thành Cẩn đã xin phép chính quyền, kêu gọi Nhân dân trùng tu, tôn tạo lại một phần di tích. Năm 2011, đền được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Năm 2021, nhằm tiếp tục nâng cấp công trình, Ban quản lý đền cùng xã Ngọc Sơn tiếp tục vận động kêu gọi xây dựng nhà cung cấm và thượng điện. Công trình được hoàn thành vào tháng 9/2023 với tổng kinh phí 11 tỷ đồng từ nguồn huy động xã hội hóa.

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Cổng vào Đền Truông Bát (xã Ngọc Sơn, Thạch Hà).

Cùng với đền Truông Bát, sau nhiều năm xuống cấp, hiện nay, di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà thờ danh nhân Nguyễn Sỹ Quý ở xã Việt Tiến (Thạch Hà) cũng đã được trùng tu, tôn tạo. Công trình có vốn đầu tư 8 tỷ đồng, trong đó, ngoài 150 triệu đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, số tiền còn lại đều do nguồn vận động từ con cháu danh nhân và Nhân dân đóng góp.

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Nhà thờ Nguyễn Sỹ Quý ở xã Việt Tiến (Thạch Hà) đang gấp rút hoàn thành.

Ông Nguyễn Hùng Vỹ - Trưởng phòng Văn hóa - thông tin huyện Thạch Hà cho biết: "Từ đầu năm đến nay, các địa phương trên toàn huyện đã vận động nguồn xã hội hóa trên 30 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa. Trong đó, ngoài đền Truông Bát, nhà thờ Nguyễn Sỹ Quý, còn có nhiều công trình khác như: nhà thờ Nguyễn Doãn Tình (Thạch Sơn), Phạm Duy Hiệu (Thạch Long)... Việc huy động nguồn xã hội hóa có ý nghĩa lớn khi kịp thời nâng cấp di tích, chống xuống cấp, đồng thời phát huy giá trị di tích trong đời sống Nhân dân".

Từ đầu năm 2023 đến nay, Hương Khê cũng đã huy động gần 32 tỷ đồng để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo các di tích như: Di tích Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp II Hương Phúc (xã Hương Trạch), Đền thờ và Lăng mộ Đức Đại Vương Dương Đô (xã Phúc Đồng)...

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Di tích “Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp II Hương Phúc” (xã Hương Trạch, Hương Khê) sau khi được đầu tư tôn tạo.

Trong đó, di tích lịch sử văn hóa quốc gia “Chứng tích tội ác chiến tranh trường cấp II Hương Phúc” đã đầu tư tổng kinh phí gần 2,6 tỷ đồng (ngân sách tỉnh và huyện hỗ trợ 700 triệu đồng, còn lại là nguồn xã hội hóa); Đền thờ và Lăng mộ Đức Đại Vương Dương Đô (xã Phúc Đồng) huy động được 30 tỷ đồng (do Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam tài trợ)... Hiện nay, công trình Đền thờ và Lăng mộ Đức Đại Vương Dương Đô đang tiến hành tu bổ, tôn tạo và nâng cấp hạng mục lăng mộ với dự toán 3,8 tỷ đồng, các hạng mục khác sẽ được triển khai trong thời gian tới.

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Một phần Đền thờ và Lăng mộ Đức Đại Vương Dương Đô (xã Phúc Đồng, Hương Khê) vừa được tiến hành tu bổ, tôn tạo.

Cùng với Thạch Hà, Hương Khê, thời gian qua, nhiều địa phương khác trên toàn tỉnh như: Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Sơn... cũng đã huy động xã hội hóa hàng chục tỷ đồng để trùng tu phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa.

Linh hoạt xã hội hóa nguồn lực trùng tu di tích ở Hà Tĩnh

Nhà thờ danh nhân Vũ Duy Áng và Vũ Duy Dư ở xã Vượng Lộc (Can Lộc) được khánh thành dịp tháng 8/2023, với vốn đầu tư 1,076 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước là 120 triệu đồng, còn lại do con cháu và Nhân dân đóng góp.

Qua khảo sát gần đây trên toàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy tình trạng các di tích lịch sử văn hóa bị xuống cấp khá nhiều. Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn chế, các địa phương tích cực vận động, kêu gọi Nhân dân và các nhà tài trợ trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là việc làm rất thiết thực và ý nghĩa. Mong muốn, thời gian tới, các địa phương tiếp tục phát huy nội lực, cùng các cấp, ngành nỗ lực hơn nữa trong công tác xã hội hóa trùng tu, tôn tạo di tích, góp phần phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử trong đời sống Nhân dân.

Ông Trần Xuân Lương
Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 diễn ra từ ngày 8 - 10/11, gồm chương trình khai mạc; đêm giao lưu văn nghệ hai nước Việt – Trung; Giải Marathon tỉnh Lai Châu năm 2024; bế mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024.