Văn hóa uống rượu của người Việt cần được kế tục một cách chuẩn mực

(Baohatinh.vn) - Uống rượu là một nét văn hóa của người Việt đã có từ lâu đời. Rượu gắn với sinh hoạt cộng đồng, với các nghi lễ, hội hè, đình đám; rượu gắn với bạn hiền, với những lời thề ước. Nếu như miếng trầu là đầu câu chuyện thì chén rượu là đầu cuộc vui…

Văn hóa uống rượu của người Việt cần được kế tục một cách chuẩn mực

Mỗi tộc người ở Việt Nam lại có cách chưng cất và uống rượu khác nhau. Ảnh Internet

Người Việt Nam có truyền thống uống rượu từ lâu. Mỗi tộc người lại có cách chưng cất rượu và cách uống rượu khác nhau, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống và gắn với những tập tục sinh hoạt của cộng đồng, những tâm tư tình cảm của con người.

Ca dao, tục ngữ có rất nhiều câu nói về rượu, gắn với nhiều trạng thái tình cảm của con người và ẩn ý nhiều lời giáo huấn, như: Rượu ngon chẳng quản be sành/ Áo rách khéo vá hơn lành vụng may; Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm; Ăn một miếng trầu, năm ba lời dặn/ Uống một chén rượu, năm bảy lời giao/ Anh chớ nghe ai sóng bổ ba đào/ Em đây quyết giữ niềm tiết hạnh, anh chớ lãng xao em buồn; Giàu đâu những kẻ ngủ trưa/ Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày

Văn hóa uống rượu của người Việt cần được kế tục một cách chuẩn mực

Ngày nay, chén rượu thường được coi là một sự mở đầu trong các bữa tiệc.

Nói về văn hóa chúc rượu của người Việt, ông cha ta có câu “chén tạc, chén thù”. Chén tạc là chủ chúc khách, chén thù là khách chúc đáp lễ. Trong văn hóa chúc rượu cũng có sự khác biệt trong các tầng lớp. Nếu như người nông dân có thói quen “độc tửu” nhằm mượn hơi men để giải tỏa mệt mỏi hoặc cùng nhau lai rai trong những ngày nông nhàn để hàn huyên tâm sự thì giới doanh nhân lại lựa chọn rượu như một hình thức giao tiếp. Chén rượu với họ bao giờ cũng như một sự mở đầu nên việc lựa chọn rượu gì và uống như thế nào cũng rất cầu kỳ.

Rượu với giới văn nghệ sỹ thì lại như một “tác nhân” gieo cảm hứng sáng tác. Rượu cũng là “gia vị” không thể thiếu trong những cuộc đàm đạo, bàn luận văn chương, thơ phú. Bởi thế, rượu xuất hiện trong rất nhiều câu thơ của các thi nhân: “Đua chi chén rượu câu thơ/ Thuốc lào ngon nhạt, nước cờ thấp cao” (Gia Huấn ca - Nguyễn Trãi); “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp/ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân/ Có khi bàn soạn câu văn/ Biết bao đông bích điển phần trước sau” (Khóc bạn - Nguyễn Khuyến); Ai say, ai tỉnh, ai thua được/ Ta mặc ta, mà ai mặc ai (Cầm kỳ thi tửu - Nguyễn Công Trứ) v.v…

Văn hóa uống rượu của người Việt cần được kế tục một cách chuẩn mực

Nhiều gia đình có thói quen ngâm sẵn các loại rượu quý để tiếp đãi bạn bè.

Rượu từ xa xưa đã trở thành “người bạn” đồng hành với đàn ông Việt. Thậm chí người ta còn truyền nhau câu nói “Nam vô tửu như kỳ vô phong”. Nghĩa là đàn ông không biết uống rượu thì cuộc sống cũng sẽ buồn tẻ, ủ rũ như cờ không có gió.

Văn hóa uống rượu của người Việt không giống văn hóa uống rượu của người phương Tây. Nếu như người phương Tây coi uống rượu là một lễ nghi xã giao rất trang trọng, rất coi trọng lễ tiết và họ thưởng thức rượu rất từ từ để cảm nhận vị ngon, màu sắc của rượu, thì người Việt lại không chú trọng về lễ tiết mà chỉ hướng đến một cuộc vui trọn vẹn, thoải mái và chân thành, không câu nệ. Dẫu vậy, người Việt xưa khi uống rượu cũng luôn làm chủ được bản thân, kể cả lúc vui nhất cũng vẫn phải tỉnh táo, thủ lễ, không đánh mất lý trí.

Khi xã hội ngày càng phát triển thì văn hóa chúc rượu cũng có nhiều thay đổi. Không còn phổ biến nữa quy tắc “tam tước bất thức” (tức là uống 3 chén là đủ) khi uống rượu nữa. Ngày nay, các cuộc rượu đều trở nên thái quá, xô bồ và kém văn minh. Từ đó tạo nên một trào lưu, một nét xấu trong văn hóa người Việt.

Nếu như trước kia rượu là để đàm đạo, hội ngộ người tri kỷ và không mượn rượu một cách tùy tiện thì ngày nay, mọi người có đủ lý do để uống rượu như gặp đối tác, giải tỏa tâm trạng, thi uống rượu bia. Có khi người ta uống để thể hiện bản thân, ép người khác uống để thể hiện quyền lực v.v…

Văn hóa uống rượu của người Việt cần được kế tục một cách chuẩn mực

Thay vì uống rượu gạo truyền thống, ngày nay, trong các bữa tiệc, nhiều người lựa chọn rượu vang nhằm tạo không khí thân mật, nhẹ nhàng và sang trọng. Ảnh Internet

Thực tế đó đã gây nên nhiều hệ lụy trong đời sống và gióng lên những hồi chuông cảnh tỉnh đối với sự phát triển của xã hội. Rất nhiều cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo đề cập đến vấn đề lạm dụng rượu, bia, về tác hại của việc uống rượu đối với nền kinh tế, sức khỏe cộng đồng. Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đã được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 nhằm ngăn ngừa các hành vi uống rượu thiếu chuẩn mực và hạn chế những hậu quả không đáng có do bia, rượu gây ra.

Chúc rượu là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc, nét văn hóa đó cần được gìn giữ, kế tục một cách dung dị, chừng mực nhất. Muốn vậy, người uống rượu phải luôn đề ra cho mình một nguyên tắc, một giới hạn khi tham gia các cuộc rượu. Một là không để rượu làm mình bị mất kiểm soát, hai là không ép người khác uống rượu. Đó là vấn đề cơ bản nhất để giữ cho việc uống rượu, chúc rượu vẫn còn là một nét văn hóa trong đời sống.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Podcast tản văn: Có hẹn với mùa xuân

Nỗi nhớ bỗng thắt chặt ngực tôi lúc này khi chợt nhận ra, đã bao nhiêu năm mình lỗi hẹn, đã bao nhiêu cái Tết cứ vội vã trở về để rồi lại vội vã đi...