Văn học nghệ thuật góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa con người Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng khẳng định, văn học nghệ thuật và đội ngũ văn nghệ sỹ đã đóng góp lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người, quê hương Hà Tĩnh.

bqbht_br_8a.jpg
Lãnh đạo tỉnh trao đổi bên lề buổi lễ với các văn nghệ sỹ.

Sáng 23/4, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh tổ chức tổng kết cuộc thi thơ trên Tạp chí Hồng Lĩnh với chủ đề “Hà Tĩnh – Hành trình và khát vọng”; gặp mặt kỷ niệm 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025).

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng, các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham dự.

bqbht_br_1a.jpg
Đại biểu tham dự chương trình tổng kết cuộc thi.
bqbht_br_2a.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và đại biểu tặng hoa chúc mừng Hội Liên hiệp VHNT tỉnh.

Đánh giá 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh nhà sau ngày đất nước thống nhất, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Trần Nam Phong khẳng định, từ năm 1975 đến nay, văn học Hà Tĩnh ngày càng phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các thể loại văn học ngày càng phong phú, đề tài mở rộng, được công chúng quan tâm, yêu thích, tìm đọc nhiều hơn.

bqbht_br_7a.jpg
Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Trần Nam Phong báo cáo đánh giá thành tựu 50 năm của nền văn học nghệ thuật tỉnh.

Đội ngũ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh sáng tác tập trung theo khuynh hướng cảm hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng về thiên nhiên, tập trung sáng tác vào các đề tài chủ nghĩa yêu nước, nhân văn, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của dân tộc và đất nước. VHNT vừa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật của Nhân dân, vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị. Nội dung sáng tác, sáng tạo, phương thức biểu hiện có nhiều tìm tòi, đổi mới, đa dạng, hiện đại hơn. Hoạt động phổ biến, sáng tác, quảng bá tác phẩm ngày càng phong phú, thu hút đông đảo văn nghệ sỹ, các tầng lớp nhân dân tham gia.

Cùng với VHNT cả nước, 50 năm qua, VHNT Hà Tĩnh đã hoàn thành sứ mệnh của mình, tập trung nhiệm vụ chính trị, xã hội, phản ánh công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng con người Việt Nam thời đại mới.

Đối với cuộc thi thơ trên Tạp chí Hồng Lĩnh, được phát động từ đầu tháng 7/2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Hành trình và khát vọng”. 9 tháng kể từ khi phát động đến lúc hết hạn nhận bài, cuộc thi đã thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các tác giả là hội viên, cộng tác viên và người yêu thơ trên cả nước.

Ban Tổ chức đã nhận được 230 tác phẩm thơ của 74 tác giả gửi đến tham dự. Nhìn chung các tác phẩm dự thi bám sát chủ đề, nguồn cảm hứng chủ đạo hướng về truyền thống, bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, cảnh sắc thiên nhiên, di sản của vùng đất Hà Tĩnh, vẻ đẹp trong tính cách, khí chất con người Hà Tĩnh, niềm tự hào, yêu thương, gắn bó tha thiết với mảnh đất quê hương gian khổ nhưng sâu nặng nghĩa tình. Một số tác phẩm dự thi đã khắc họa được những đổi thay của vùng đất với một cảm xúc chân thành và những suy ngẫm sâu lắng.

Trong số 97 tác phẩm của 38 tác giả được chọn vào vòng chung khảo, Ban Giám khảo đã lựa chọn 12 tác phẩm tiêu biểu để trao giải, trong đó 2 giải B (không có giải A) thuộc về các tác giả: Nhà thơ Trần Chấn Uy (với chùm thơ 2 bài: Lạc bước giữa quê nhà và Sông La) và nhà thơ Trần Kim Hoa (với chùm thơ 3 bài thơ: Mùa thu thứ nhất, Quê hương tấc đất dãi dầu, Đêm ký ức). Ngoài ra, Ban Tổ chức còn trao 3 giải C và 7 giải khuyến khích.

bqbht_br_6a.jpg
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao giải B cho các tác giả đạt giải.
bqbht_br_5a.jpg
Đại biểu trao giải C...
bqbht_br_4a.jpg
... và giải khuyến khích cho các tác giả.

Phát biểu tại buổi tổng kết, thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng ghi nhận và trân trọng những đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và sáng tạo của các văn nghệ sĩ vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người, quê hương Hà Tĩnh trong thời gian qua.

bqbht_br_3a.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng phát biểu tại chương trình.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị, thời gian tới, Hội Liên hiệp VHNT, các văn nghệ sỹ chú trọng xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật tỉnh nhà tương xứng với tiềm năng, lợi thế, giá trị truyền thống văn hóa và con người Hà Tĩnh, tạo động lực để giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển nhanh và bền vững.

Hội Liên hiệp VHNT tỉnh tiếp tục quán triệt đầy đủ, kịp thời và triển khai hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ thuật cho đội ngũ cán bộ, hội viên, cộng tác viên và văn nghệ sĩ, nhất là Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 22/12/2023 của Tỉnh ủy về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới. Xây dựng Hội Liên hiệp VHNT tỉnh thực sự trở thành mái nhà chung, là nơi quy tụ tài năng, tâm huyết và trí tuệ của đội ngũ văn nghệ sĩ. Tổ chức hội phải luôn gắn bó, đồng hành, động viên, khích lệ văn nghệ sĩ trong lao động, sáng tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới, phát triển VHNT Hà Tĩnh theo hướng phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, kết hợp truyền thống với hiện đại; coi trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng khiếu và tài năng trẻ trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích sưu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, phổ biến và phát huy giá trị văn học nghệ thuật; chú trọng phát triển, hướng dẫn và khuyến khích quần chúng Nhân dân tham gia sáng tạo và thưởng thức văn học, nghệ thuật; tham mưu, đề xuất phù hợp các cơ chế, chính sách khuyến khích, huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học nghệ thuật, góp phần thiết thực đảm bảo đời sống cho văn nghệ sĩ; kịp thời biểu dương, khen thưởng, tôn vinh tập thể, cá nhân có thành tích cao trong hoạt động văn học, nghệ thuật; thống nhất, đồng thuận với chủ trương chung của Trung ương, của tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chủ đề 50 năm văn học nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất

Đọc thêm

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.
'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

'Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối' vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng

Ra mắt ngày 4/4 tại các rạp trên toàn quốc, bộ phim lịch sử, chiến tranh cách mạng do tư nhân đầu tư vốn “Địa đạo – Mặt trời trong bóng tối” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của khán giả khắp cả nước. Chỉ sau 2 ngày công chiếu chính thức, 4 ngày chiếu sớm, bộ phim đã vượt qua mức doanh thu 45 tỷ đồng và tiếp tục tăng.
Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ “Hồng Lĩnh tự hào địa linh”

Dạ hội văn nghệ với chủ đề “Hồng Lĩnh tự hào địa linh” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách về tham dự Đại lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương tại TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).