Vấn nạn trẻ em nghèo bị ép livestream ăn xin trên TikTok

Hàng loạt buổi livestream trên TikTok đang biến trẻ em nghèo thành công cụ xin tiền toàn cầu, bất chấp lệnh cấm và những cảnh báo về bóc lột.

Những đứa trẻ khoanh chân trước camera, chắp tay cầu xin người lạ trên livestream TikTok. "Chúng cháu rất nghèo, xin hãy giúp đỡ", một cậu bé nhìn thẳng vào ống kính nói. Xung quanh cậu là một túp lều lợp bùn, có vẻ như ở Afghanistan. Khán giả đến từ Mỹ, Anh và nhiều nơi khác trên thế giới, thỉnh thoảng tặng quà ảo "hoa hồng" trị giá 1 xu.

Từ tháng 1 đến tháng 4/2025, một cuộc điều tra của Observer đã phát hiện hàng loạt buổi livestream ăn xin trên TikTok ở nhiều quốc gia như Indonesia, Pakistan, Afghanistan, Syria, Ai Cập và Kenya.

Trẻ em, người già, thậm chí là người khuyết tật bị đưa lên sóng hàng giờ để cầu xin quà tặng ảo – sau đó được quy đổi thành tiền thật. Nhưng sau khi TikTok cắt phần hoa hồng và phí, người phát trực tiếp có khi chỉ nhận được khoảng 30% giá trị món quà.

TikTok tuyên bố họ nghiêm cấm mọi hình thức ăn xin bóc lột, đặc biệt là với trẻ em. Nhưng theo điều tra, các thuật toán của ứng dụng lại không ngăn chặn đề xuất dạng nội dụng này. TikTok thậm chí được cho là lấy tới 70% hoa hồng từ những món quà người dùng gửi tặng, trong khi trẻ em – nhân vật chính – chỉ nhận được phần nhỏ nhoi còn lại.

Các buổi livestream cảnh gia đình ăn xin. Ảnh: TikTok
Các buổi livestream cảnh gia đình ăn xin. Ảnh: TikTok

Olivier de Schutter, báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về nghèo đói, mô tả xu hướng này là "diễn biến gây sốc" và yêu cầu TikTok phải chấm dứt hành vi khai thác người dễ tổn thương để kiếm lời. Tương tự, chuyên gia từ tổ chức Save the Children khẳng định đây là một hình thức lạm dụng nghiêm trọng.

Một số buổi livestream có dấu hiệu tổ chức chuyên nghiệp: một tài khoản nhưng mỗi ngày lại có một nhóm trẻ em khác nhau lên livestream, quay cùng địa điểm, có sự xuất hiện của người lớn đi kèm.

Một tài khoản TikTok bị phát hiện có tới 7 đứa trẻ xin quà tặng trong một buổi livestream hồi tháng 2, và nhóm trẻ này lại được thay bằng nhóm khác chỉ một ngày sau. TikTok đã xóa tài khoản đó sau khi được cảnh báo.

Một số buổi phát trực tiếp còn đáng lo hơn: người tham gia bị yêu cầu thực hiện những hành vi nhục nhã để nhận quà – từ tự đánh mình, lăn lộn trên sàn, đến thức trắng đêm. Tại Indonesia, có lần hai cô gái trẻ nằm trên sàn gạch suốt buổi phát sóng, trong khi tại Pakistan, ba người đàn ông đội mũ tiệc, ngồi trong bóng tối và chỉ tỉnh dậy khi được tặng quà để biểu diễn.

Novita Anggraeni từ tổ chức Care International cho biết TikTok Live từng là nơi thể hiện tài năng, nhưng giờ đã bị biến thành "con đường tắt để kiếm tiền", và đang phát triển thành một hình thức khai thác hoàn toàn mới. Theo bà, nhiều người phát trực tiếp bị các tổ chức đứng sau kiểm soát hoàn toàn quyền tiếp cận thu nhập.

Marwa Fatafta từ tổ chức Access Now thì chỉ trích TikTok Live vì "thiết kế thúc đẩy hành vi mạo hiểm để nhận tương tác" cũng như "không làm đủ" để xử lý hậu quả. Bà cảnh báo việc kiểm duyệt hàng loạt có thể ảnh hưởng tới những người thực sự cần hỗ trợ nhân đạo, nhưng vẫn nhấn mạnh: cần phân biệt rõ giữa trợ giúp và bóc lột.

Trước sức ép dư luận, TikTok cho biết họ đã xóa các tài khoản được đánh dấu và đang áp dụng các biện pháp giám sát. Họ khẳng định cấm tuyệt đối nội dung có trẻ em ăn xin, và đã chủ động chặn hơn 4 triệu luồng mỗi tháng để giữ an toàn cho nền tảng. Người phát trực tiếp phải trên 18 tuổi và có hơn 1.000 người theo dõi. Trẻ em vẫn có thể xuất hiện nếu có người lớn đi cùng.

TikTok cũng cho biết khoản hoa hồng thu được phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phí cửa hàng ứng dụng và đơn vị thanh toán. Có hơn 100 loại quà kỹ thuật số trên nền tảng – từ bông hồng 1 xu đến "TikTok Universe" 34.999 xu, tương đương khoảng 13.999.600 VNĐ.

Ngọc Ánh (theo Guardian, AJ)

congluan.vn

Đọc thêm

Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Ông Trump tìm được chủ mới cho TikTok

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết ông sẽ tiết lộ danh tính một nhóm người "rất giàu có" sẽ mua lại TikTok trong hai tuần tới.
AI ngày càng nguy hiểm

AI ngày càng nguy hiểm

Nghiên cứu của MIT cho thấy lạm dụng ChatGPT có thể làm suy giảm khả năng tư duy phản biện, đặc biệt ở người trẻ khi não bộ vẫn đang trong quá trình phát triển.
Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt, hiệu quả

Ngày 19/6, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Cách xóa tất cả lịch sử chat trên ChatGPT

Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Lời cảnh báo kiệt sức từ Microsoft

Theo Microsoft, người lao động ngày nay đang kiệt sức, "gần như không thể theo kịp" nhịp độ công việc, khi ngày làm việc bị kéo dài vô hạn bởi các cuộc họp và tin nhắn liên tục.
Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Nên đặt lại mật khẩu Gmail

Trước mối nguy bảo mật, công ty mẹ của Gmail kêu gọi người dùng thay đổi mật khẩu sang hình thức an toàn hơn.
Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Lý do AI của iPhone tốt hơn Android

Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.