Vật chất hóa văn hóa tâm linh

(Baohatinh.vn) - Lễ hội là những di sản văn hóa phi vật thể quý báu, thể hiện sức mạnh cộng đồng làng xã, địa phương và quốc gia, dân tộc. Người xưa đi lễ đền, chùa bằng lòng thành kính, bằng niềm tin chân chính; còn ngày nay, điều đó đã bị “lấn át” bởi tâm lý thực dụng, niềm tin cực đoan...

Biến tướng cầu tài lộc - sự “đứt gãy” của văn hóa lễ hội (Bài 3):

>> Chuyện buồn trong thắp hương, khấn giúp và rải tiền lẻ...

Nhà văn hóa Thái Kim Đỉnh cho rằng: “Thờ cúng để tỏ lòng tôn kính, biết ơn đối với thánh thần, với người đã khuất, cầu cho an khang, thịnh vượng là tâm lý bình thường của con người, rất đúng và nhân văn. Từ chỗ đó, người ta lại muốn cầu phúc, lộc. Điều đó cũng không có gì sai. Tuy nhiên, nếu như trước đây, biểu hiện tâm lý của con người rất hiền hòa, việc đi lễ, cầu khấn rất trang nghiêm, thành kính thì hiện nay, rất nhiều người sống thiếu kỷ cương, trật tự, việc cầu phúc, cầu lộc thái quá đã làm biến tướng lễ hội. Vấn đề khó khăn nhất chính là tâm lý con người không ổn định, nhận thức kém về văn hóa tâm linh dẫn đến những “đứt gãy” về văn hóa ứng xử, biến nếp sống hiện nay trở thành nếp sống hủ lậu”.

Ban Quản lý đền Bà Hải cấp thẻ cho các thầy lễ, nhờ đó, việc hành lễ diễn ra tương đối trật tự.

Ban Quản lý đền Bà Hải cấp thẻ cho các thầy lễ, nhờ đó, việc hành lễ diễn ra tương đối trật tự.

Nhiều năm lại nay, cứ vào mùa lễ hội đầu xuân là trên các phương tiện truyền thông lại tràn ngập các hình ảnh cả biển người lao vào nhau, giẫm đạp, đả thương đến đổ máu. Những nơi thờ tự cần sự tôn nghiêm, thành kính lại hóa thành “chiến trường” của thói thực dụng, vô văn hóa. Nếu như trong nguyên bản các lễ hội dân gian, việc “cướp” vật phẩm chỉ là một thực hành văn hóa mang tính tượng trưng thì ngày nay đã bị biến tướng thành hoạt động tranh cướp gay gắt và người ta buộc phải làm quen với những hành vi cướp lộc, cướp ấn, cướp hoa tre, cướp phết, cướp tiền… một cách phản văn hóa.

Những hình ảnh tràn ngập trên các phương tiện truyền thông như cướp phết làng Hiền Quan (Phú Thọ) vào ngày 13 tháng Giêng hay hàng nghìn người trèo tường, leo lên lư hương cướp, thậm chí, giẫm lên cả bệ thờ để chạm tay vào bảo kiếm tại đền Trần (Nam Định) tối 14 tháng Giêng vừa qua… gây nhức nhối trong mùa lễ hội năm nay. Dù trước đó, ban tổ chức lễ hội đền Trần đã chuẩn bị các phương án an ninh chặt chẽ như huy động hơn 2.000 cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự, dân quân tự vệ trên địa bàn tham gia công tác đảm bảo ANTT và ATGT nhưng vẫn không ngăn được biển người tham lam và thực dụng.

Tâm lý tranh cướp, chộp giật để cầu lợi cho mình của một bộ phận dân cư thời nay luôn chờ dịp để bùng phát đã thể hiện rõ ở các lễ hội. Không cần chuẩn bị tâm thế chay tịnh để hòa đồng với thế giới tâm linh, không cần hiểu bản chất của lễ hội, không cần biết, muốn có phúc lộc thì phải tự mình rèn luyện nhân cách và chăm chỉ lao động, người ta chỉ chăm chăm cầu thánh thần ban lộc.

Cũng theo nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh: “Bây giờ, người ta đến với đền, chùa, lễ hội… với tâm lý cầu lợi là chính. Bọn “buôn thần bán thánh” ở các di tích lại bịa ra nhiều chuyện để đánh vào tâm lý cầu lợi của con người thời hiện đại. Văn hóa tâm linh bị xuyên tạc, tạo ra nhiều chuyện để kiếm tiền. Nhà nước ta không quản lý được vấn đề này nên ban quan lý các di tích, ban tổ chức nhiều lễ hội đã tổ chức nhiều hoạt động phản văn hóa. Ví như khai ấn đền Trần là do ban tổ chức lễ hội đền Trần “sáng tạo” để bán lấy tiền. Chính là do ban tổ chức cầu lợi trước nên mới dẫn đến cảnh xô bồ, ẩu đả như chúng ta đã nhìn thấy. Cướp vật phẩm không còn là câu chuyện riêng của một lễ hội, một địa phương nào”.

Khi văn hóa tâm linh đang có xu hướng vật chất hóa thì đó là vấn nạn của toàn xã hội. Trong quan điểm dân gian xưa, lộc vẫn được hiểu là may mắn rơi vào ai người ấy hưởng. Nay, con người nghĩ rằng, tự bản thân mình hoàn toàn có thể định đoạt được lộc cho mình nên mới giành giật bằng mọi cách. Tâm lý a dua theo đám đông đã dẫn đến những hành vi làm biến tướng nét đẹp của các lễ hội. Người ta đã trần tục hóa những điều thiêng liêng, thực dụng hóa những tín ngưỡng. Thấy người khác có thì mình cũng phải có cho bằng được. Sự hạn chế hiểu biết tín ngưỡng lễ hội dẫn đến những hành vi vô văn hóa, nếu không muốn nói là báng bổ thánh, thần của một bộ phận không nhỏ công dân.

Người xưa đi lễ đền, chùa, đi hội ngày xuân bằng lòng thành kính, bằng tâm lý ngưỡng vọng thần linh, bằng niềm tin chân chính của bản thân, còn ngày nay, người ta đi lễ chủ yếu bằng tâm lý thực dụng, bằng niềm tin cực đoan. Muốn trả lại nét đẹp truyền thống cho các lễ hội thì phải xóa bỏ được tâm lý cầu lợi của ban tổ chức lẫn người tham gia lễ hội.

(Còn nữa)

Nhóm PV CT-XH

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Podcast: Truyện ngắn - Tiếng còi tàu đêm

Trong những năm tháng chiến tranh, với nhiều mất mát hi sinh những người vợ, người mẹ vẫn chịu đựng trong âm thầm lặng lẽ. Họ là nguồn động viên tinh thần to lớn cho những người lính nơi tiền tuyến.
Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Podcast tản văn: Nắng xiên khoai

Khoai lang không chỉ là món ăn mà là đặc trưng quê hương, gợi nhớ sự tảo tần của mẹ, tình cha, và tuổi thơ lấp lánh không thể quên.
Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Podcast truyện ngắn: Rừng và em

Giữa núi rừng bạt ngàn, niềm tin và tình người ấm áp lấp lánh hơn nắng. Đây là câu chuyện thắp sáng ước mơ nơi bản làng, nơi khát vọng vươn lên luôn cháy bỏng.
Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

Podcast truyện ngắn: Nhật ký của một hạt mưa

“Nhật ký của một hạt mưa” của tác giả Anh Đức kể về một thế giới đầy màu sắc qua góc nhìn nhân hóa của hạt mưa với những thông điệp sâu sắc về cuộc sống, tình bạn và sự sẻ chia.
Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!