Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Đó là câu nói vui mà nghệ nhân dân gian Trần Minh Chính (thôn Thắng Hòa, xã Tân Lâm Hương - Thạch Hà) thường nói với tôi mỗi lần trò chuyện về dân ca ví, giặm. Nhìn lại chặng đường tham gia khôi phục, gìn giữ và phát huy dân ca ví, giặm của nghệ nhân Trần Minh Chính, tôi thấy, điều đó thật chính xác. Nhất là trên lĩnh vực sáng tác, soạn lời mới cho dân ca ví, giặm.

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Năm 1972, khi tham gia hoạt động ở địa phương với chức vụ Phó ban Văn hóa xã (Thạch Tân cũ), ông Trần Minh Chính cũng không ngờ có ngày mình trở thành nghệ nhân dân gian. Là một cán bộ văn hóa, ông Minh Chính đã có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nghệ sỹ ở tỉnh về sơ tán. Trong câu chuyện của mình, ông thường nhắc đến Nghệ sỹ ưu tú Ba Duy, nghệ sĩ Trương Quang Bốn… với sự kính trọng và biết ơn của một người học trò.

Ông chia sẻ, thời ấy, ông đã biết hát dân ca ví, giặm nhưng chưa tường tận về các làn điệu cũng như những giá trị của loại hình nghệ thuật dân gian đó. Chính những nghệ sỹ mà ông được tiếp cận đã chia sẻ kiến thức, truyền cho ông niềm đam mê với dân ca ví, giặm. Từ đó, ông tìm hiểu sâu hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Chẳng mấy chốc mà ông đã rành rẽ về các thể hát ví (phường cấy, phường vải, phường nón, đò đưa, giao duyên), các làn điệu hát giặm (giặm ru, cửa quyền, giặm nói, giặm kể), các thể hát vè, hát xẩm (vè, xẩm Thuốc Bắc, xẩm Thuốc Nam) và nhiều làn điệu khác. Trên cơ sở đó, ông đã sáng tác và dàn dựng rất nhiều tác phẩm về các lĩnh vực đấu tranh chống giặc, thi đua sản xuất. Sau này, khi đất nước hòa bình, đề tài sáng tác được mở rộng hơn, nghệ nhân dân gian Trần Minh Chính còn sáng tạo, đặt tên cho một số làn điệu biến thể khác.

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Ông nói, soạn lời mới cho dân ca ví, giặm nghe có vẻ không khó nhưng để cho ra đúng chất một làn điệu thì không dễ. Để có được tác phẩm hay thì ngoài kiến thức về đời sống, khả năng văn chương, người sáng tác phải thực sự hiểu về nghệ thuật dân ca ví, giặm. Trước khi viết về một đề tài nào đó, nghệ nhân Trần Minh Chính đều dành thời gian tìm hiểu kỹ về nội dung, tính chất của lĩnh vực đó và nghiên cứu lựa chọn làn điệu phù hợp. Chính vì thế, ông có rất nhiều tác phẩm hay, vừa giữ được tính nguyên bản của âm nhạc, vừa đậm hơi thở hiện đại trong lời ca.

Nói về những “đứa con tinh thần” của mình, nghệ nhân Trần Minh Chính rất tự hào. Không phải bởi các tác phẩm đó được trao huy chương này huy chương khác tại các hội diễn văn nghệ mà bởi các sáng tác của ông đã được chính những nghệ nhân, diễn viên và khán giả yêu thích. Ông không nhớ mình đã soạn lời cho bao nhiêu làn điệu, cũng không nhớ chính xác về những giải thưởng mà ông đã đạt được. Ông chỉ mong, những bài hát đó được dàn dựng và biểu diễn rộng rãi hơn trong nhân dân. Đặc biệt, ông cũng mong rằng, điều đó ít nhiều cũng tạo động lực để các học trò của ông không chỉ học hát, học biểu diễn mà còn học cách soạn lời mới cho dân ca ví, giặm. Có như thế, việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị dân ca ví, giặm mới thực sự hiệu quả.

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Xuôi theo Cửa Nhượng, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc - người được người dân nơi đây yêu mến gọi là người “thắp lửa” cho dân ca ví, giặm vùng biển cửa. Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc sinh năm 1960, năm 2007, sau 24 năm công tác trong quân đội, ông trở về sinh sống tại quê nhà - thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) và tích cực tham gia hoạt động biểu diễn, truyền dạy, sáng tác dân ca ví, giặm.

Tuy nhiên, không phải chỉ khi trở về quê nhà ông mới gắn bó với dân ca ví, giặm mà ngay từ những ngày trong quân ngũ, khi tham gia các hoạt động văn nghệ của đơn vị, ông đã biểu diễn, dàn dựng nhiều tiết mục dân ca ví, giặm. Là cán bộ của Quân khu IV, nghệ nhân Hoàng Bá Ngọc từng được tiếp xúc với nhiều nhạc sỹ, ca sỹ nổi tiếng, am hiểu về dân ca ví, giặm như: An Thuyên, Vi Phong, Lê Hàm, Tiến Dũng, Lệ Thanh… Những cuộc gặp gỡ ấy, ông đã học hỏi và tích lũy được rất nhiều kiến thức. Ông am hiểu tất cả các thể hát ví, giặm của cả vùng Nghệ An và Hà Tĩnh nên ngoài biểu diễn, ông còn sáng tác lời mới cho nhiều làn điệu.

Trích đoạn "Tự hào người cựu chiến binh" do Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc soạn lời và thể hiện.

Ông nói, việc học hỏi không bao giờ là thừa, nhất là đối với việc sáng tác, dàn dựng. Chính vì thế, khi trở về quê nhà Hà Tĩnh, ông còn chủ động tìm gặp các nghệ nhân nổi tiếng về biểu diễn và sáng tác như Trần Khánh Cẩm, Vũ Thanh Minh, Hoàng Vinh… và nghiên cứu nhiều tài liệu về dân ca ví, giặm để trau dồi kiến thức. Đặc biệt, khi dân ca ví, giặm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ông còn chủ động tìm gặp và phối hợp với nghệ nhân ở các CLB khác, các cán bộ của trung tâm văn hóa huyện để dàn dựng các chương trình nghệ thuật nhằm thu hút sự quan tâm của nhân dân.

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Những tấm huy chương luôn là động lực để nghệ nhân Hoàng Bá Ngọc nỗ lực hơn nữa trong họa động bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca, ví giặm.

Ông đã cùng với các thành viên trong CLB Dân ca ví, giặm thị trấn Thiên Cầm và một số thành viên CLB khác phục dựng thành công không gian diễn xướng hát ví phường chài, hò sông nước, hò chèo cạn Cẩm Nhượng, ví phường cấy, phường nón… Ngoài ra, ông còn biên soạn nhiều tác phẩm thuộc nhiều đề tài khác của cuộc sống như: Tình yêu biển đảo, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình v.v… Những tác phẩm đó đã làm sinh động hóa và nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền.

Những người “khoác áo mới” cho dân ca ví, giặm

Hơn 30 năm gắn bó với dân ca ví, giặm, tiếng hát và những tác phẩm do ông biên soạn đã vang lên ở nhiều sân khấu lớn nhỏ từ xã đến tỉnh, đến trung ương. Nhiều tiết mục đã giành được những giải thưởng cao từ các hội diễn, liên hoan cấp tỉnh, cấp ngành và trung ương. Nhưng cũng như nhiều nghệ nhân khác, với ông, giải thưởng không quá quan trọng. Điều quan trọng là những tác phẩm đó đã tạo được hiệu ứng gì trong việc tuyên truyền, hơn nữa là trao truyền cho thế hệ trẻ. Và điều trăn trở nhất của ông hiện nay chính là làm thế nào để thu hút, đào tạo được những người có khả năng sáng tác để những làn điệu dân ca cổ truyền được khoác thêm những chiếc áo mới, hòa nhập với đời sống hiện đại. Ông nói, dân ca ví, giặm là cuộc sống của tôi, ngày nào còn thở là tôi còn hát, còn sáng tác.

Tổ khúc dân ca "Thị trấn quê mình sáng đẹp lời ca" do Nghệ nhân ưu tú Hoàng Bá Ngọc soạn lời.

Mặc dù không được đào tạo bài bản nhưng từ trong thực tế biểu diễn, nhiều nghệ nhân dân ca ví, giặm đã tự học hỏi để trở thành những người sáng tác xuất sắc. Với nhiều người, dân ca ví, giặm không đơn thuần chỉ là niềm đam mê mà đã trở thành hơi thở, trở thành một dạng tế bào trong cơ thể. Những câu ví, câu giặm, điệu hò không còn là câu hát trên sân khấu nữa mà đã trở thành lời giao tiếp hàng ngày như chính xuất thân của dân ca ví, giặm vậy.

Video: Anh Hoài và nguồn tư liệu

Thiết kế: huy Tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast