Vì sao cần phải trang bị súng cho CSGT?

Mấy ngày qua, chủ đề “CSGT được trang bị súng” trở thành đề tài “nóng” trên các diễn đàn mạng và cả báo chí.

Vì sao cần phải trang bị súng cho CSGT?

Theo Thông tư 65 của Bộ Công an có hiệu lực ngày 5/8 tới, CSGT làm nhiệm vụ sẽ được trang bị thêm một số công cụ hỗ trợ mới, trong đó có súng (Ảnh minh họa)

Theo Thông tư 65 của Bộ Công an (có hiệu lực từ ngày 5/8 tới), CSGT khi làm nhiệm vụ sẽ được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ gồm: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, súng bắn đạn đánh dấu sơn, bình xịt hơi cay, dùi cui điện, áo giáp, khoá số 8.

Các quy định này phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, quy định các đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng. Có nghĩa là Thông tư 65 chỉ cụ thể hóa quy định về trang bị vũ khí cho lực lượng CSGT. Nhưng vì sao quy định nói trên vẫn vấp phải một số ý kiến trái chiều?

Có lẽ, điều mà nhiều người lo ngại nhất chính là việc lạm dụng sử dụng vũ khí trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT; việc nổ súng nơi đông người có thể ảnh hưởng đến tính mạng nhiều người khác...

Tuy nhiên, liệu CSGT có dám tùy tiện nổ súng, khi mà Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định rất rõ 11 trường hợp CSGT được nổ súng, trong đó có 5 trường hợp phải cảnh báo trước và 6 trường hợp nổ súng không cần cảnh báo? Đây có lẽ là thông tin mà chắc hẳn không nhiều người biết, nên vẫn nghĩ rằng khi được trang bị thì CSGT có thể nổ súng bất cứ khi nào.

Theo thống kê của Cục CSGT, trong 4 năm qua, thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, lực lượng CSGT đã trực tiếp và phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện bắt giữ hàng nghìn đối tượng phạm pháp hình sự , thu giữ 1.960 bánh heroin, 608.446 viên ma túy tổng hợp, 388kg ma túy đá...; tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp, đã có nhiều cán bộ chiến sĩ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ.

Hiện nay, tình hình an ninh trật tự trên một số tuyến giao thông có những diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là tình trạng buôn bán, vận chuyển ma túy với khối lượng lớn, tội phạm hình sự, cướp... Trong đó, nhiều đối tượng manh động, liều lĩnh, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng chống trả quyết liệt lực lượng CSGT.

Hãy thử hình dung, khi đối mặt với nhóm đối tượng buôn ma túy với số lượng lớn hoặc tội phạm manh động, có vũ khí nóng đang chuẩn bị thực hiện hành vi giết người, bắt cóc con tin, CSGT đang làm nhiệm vụ trên tuyến sẽ làm gì nếu như chỉ có duy nhất chiếc gậy chỉ huy trên tay?

Bởi thế, việc trang bị các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho CSGT là cần thiết, nhằm giúp cho lực lượng CSGT thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội trên tuyến, địa bàn giao thông, góp phần bảo đảm sự bình yên của xã hội.

Và đương nhiên, cho dù là CSGT hay bất kỳ lực lượng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội nào thì việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân theo luật. Và đương nhiên, chẳng CSGT nào lại đi nổ súng tùy tiện để rồi phải gánh chịu hậu quả.

Theo Baogiaothong.vn

Đọc thêm

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Triển khai Luật Công chứng cho gần 300 đại biểu

Hội nghị là dịp để các tổ chức hành nghề công chứng Hà Tĩnh được tiếp cận đầy đủ, kịp thời những nội dung cơ bản của Luật Công chứng 2024 và một số nội dung về chứng thực.
Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Vỡ mộng làm giàu từ buôn hàng cấm

Từ mộng tưởng làm giàu nhanh chóng bằng cách buôn lậu hơn 4 kg vàng, Nguyễn Mạnh Thắng và đồng bọn đã phải đối diện với bản án nghiêm minh từ phán quyết của TAND tỉnh Hà Tĩnh.
Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Những “chiêu” vi phạm luật giao thông của học sinh

Gắn bàn đạp để biến xe máy điện thành xe đạp điện, tháo gương chiếu hậu, tháo biển số… là những hành vi vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ của một bộ phận học sinh, sinh viên ở Hà Tĩnh.
Bi kịch sau tiếng cụng ly

Bi kịch sau tiếng cụng ly

Men rượu và cơn giận dữ bùng nổ, Nguyễn Viết Hải (trú Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã gây ra nỗi đau cho cả nạn nhân và chính mình.
Trở về nhà an toàn

Trở về nhà an toàn

Những cái chết oan uổng, những tổn thương dai dẳng về thể chất và tinh thần sau mỗi vụ tai nạn giao thông khiến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình không bao giờ tròn vẹn được nữa.