Theo lý giải của nhiều du khách, trái tim của bộ Matryoshka nằm ở con búp bê cuối cùng, cũng là con xấu nhất. Giống như con người, khi ai đó để bạn nhìn thấy con búp bê cuối trong tâm hồn họ, nghĩa là họ thực sự tin tưởng bạn.
Búp bê Matryoshka (búp bê Nga) là món quà lưu niệm nổi tiếng khắp thế giới của nước Nga mà bất kỳ du khách nào đến thăm đều muốn mua về. Đây là một bộ gồm những búp bê rỗng ruột có kích thước từ lớn đến nhỏ, được xếp lồng vào nhau.
Một số người thường thắc mắc vì sao con búp bê cuối cùng trong bộ Matryoshka là xấu nhất. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, khi hỏi câu này có nghĩa là bạn chưa hiểu được ý nghĩa của những con búp bê Matryoshka.
Những du khách khá sành sỏi về những con búp bê Nga này giải thích, Matryoshka cũng giống như con người, ngụy trang bằng nhiều lớp vỏ bọc. Lớp vỏ nào ban đầu cũng mạnh mẽ, to lớn nhất bởi đó là khi họ cảm thấy an toàn và tự tin nhất. Cũng giống như khi tiếp xúc với một người, bạn chỉ nhìn thấy một khía cạnh trong con người họ.
Búp bê cuối cùng, nhỏ nhất chính là con nắm giữ trái tim của Matryoshka. Nếu một ai đó để cho bạn nhìn thấy trái tim búp bê út trong con người họ, điều đó có nghĩa là họ thực sự tin tưởng bạn. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm của nhiều người, còn thực tế, bộ Matryoshka thể hiện một cách rõ nét về văn hóa nước Nga.
Từ Matryoshka là cách gọi thân mật của Matryona - tên riêng dành cho phái nữ rất phổ biến trong các gia đình nông phu Nga trước kia. Con búp bê Nga giống như một cô thôn nữ khỏe mạnh với đôi má hồng mặc bộ đồ sarafan truyền thống, trên đầu khăn trùm nhằm giữ ấm suốt mùa đông dài lạnh giá. Một bộ Matryoshka cũng gợi đến hình ảnh của những người bà, người mẹ nông dân, luôn quây quần bên nhau trong một gia đình.
Matryoshka còn mang theo ý nghĩa là biểu tượng về gia đình và sự thống nhất. Đây là một điều rất quan trọng đối với nước Nga.
Diện mạo của các búp bê Matryoska trong cùng một bộ thường cùng thuộc một chủ đề nào đó, như bộ búp bê thôn nữ trong bộ trang phục truyền thống, hay bộ búp bê các nhân vật trong truyện cổ dân gian. Theo truyền thống, mỗi bộ có ít nhất 5 con, và thường theo số lẻ như 7,9,11. Tuy vậy, bộ búp bê Nga đầu tiên được sản xuất lại có 8 con.
Bộ búp bê Matryoska đầu tiên do nghệ nhân và cũng là nhà sản xuất búp bê Vasily Petrovich Zvyozdochkin chế tác từ bản thiết kế của họa sĩ Sergey Vasilyevich Malyutin. Ý tưởng của Malyutin dựa trên bộ búp bê gỗ của Nhật về Thất phúc thần, bảy vị thần may mắn trong thần thoại Nhật Bản. Bộ đầu tiên gồm búp bê ngoài cùng hình một cô gái đang cầm con gà trống, búp bê lớn thứ năm hình một bé trai, búp bê nhỏ nhất hình một em bé sơ sinh, số còn lại được thể hiện như các bé gái.
Chất liệu thường được dùng để làm búp bê là gỗ chanh, gỗ bạch dương, gỗ cây sủi, gỗ cây dương. Chúng thường là những loại gỗ thơm và chống ẩm tốt.
Hiện nay, nhiều nghệ sĩ Nga là các chuyên gia trang trí búp bê Matryoska. Các nơi có truyền thống sản xuất búp bê là Sergiyev Posad, Semyonov, Polkholvsky Maidan và Kirov.
Đêm nhạc tưởng nhớ Nghệ sỹ Ưu tú Quốc Nam có tựa đề "Sống dậy một hồn quê" đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng khán giả về người nhạc sỹ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật Hà Tĩnh và đất nước.
Chương trình "Táo quân 2025" đề cập đến những vấn đề nóng như: Sáp nhập các bộ ngành, tinh gọn nhân sự, mức phạt vi phạm giao thông… dưới góc nhìn hài hước.
Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Nơi đầu sóng ngọn gió, mỗi cán bộ, chiến sỹ và Nhân dân trên huyện đảo Trường Sa xây dựng cho mình một đời sống văn hóa tinh thần phong phú, góp sức giữ bình yên cho Tổ quốc.
Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Nhà sản xuất Anh trai vượt ngàn chông gai cho biết chương trình này sẽ không có trong năm 2025. Ê-kíp chuyển hướng sang nội dung giải trí hoàn toàn mới.
Chân dung quen thuộc về Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác lúc về già, sinh sống và hành nghề thuốc tại quê mẹ Hương Sơn (Hà Tĩnh) là hình ảnh chính của bộ tem bưu chính Việt Nam vừa được phát hành.
Chương trình “Xuân ấm tình người” ở huyện Cẩm Xuyên sẽ huy động các nguồn lực chung tay hỗ trợ người nghèo đón tết và đem đến cho người dân Hà Tĩnh "bữa tiệc" âm nhạc đặc sắc với sự tham gia của các ca sỹ nổi tiếng: Hữu Kiên, Đình Dũng, Thái Học
Trong chuyến thăm Singapore lần này, tôi vô cùng xúc động khi được chiêm ngưỡng bức tượng Bác Hồ trong khuôn viên Bảo tàng các nền văn minh châu Á và đọc lại bài thơ “Nghe tiếng giã gạo” của Người.
Bên cạnh những trận đấu kịch tính, thông tin về dàn hậu phương xinh đẹp của các tuyển thủ Việt Nam tại giải AFF Cup 2024 cũng nhận được sự chú ý từ người hâm mộ thể thao.
Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Bangkok là thiên đường ẩm thực với nhiều nhà hàng từ bình dân đến cao cấp, phù hợp cho fan Việt trải nghiệm khi sang cổ vũ tuyển Việt Nam đá chung kết lượt về.
Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...
Nghị quyết số 18-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển văn hóa và con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới đã tạo thêm động lực cho những người "gieo hạt", tô thắm thêm vẻ đẹp “cánh đồng văn hóa” quê hương.