Vì sao khi xem trực tiếp bóng đá có TV nhanh, có TV chậm?

Khác biệt giữa truyền hình cáp, Internet hay đầu kỹ thuật số khiến hình ảnh ở TV này nhanh hơn TV khác chục giây.

vi sao khi xem truc tiep bong da co tv nhanh co tv cham

TV sử dụng các công nghệ phát truyền hình khác nhau nên hình ảnh bị nhanh, chậm khác nhau.

Vui mừng với chiến thắng của U23 Việt Nam, sau trận đấu bán kết hôm 23/1 vừa rồi, nhưng anh Khoa (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn không khỏi bực mình vì trong cả loạt đầu luân lưu căng thẳng, nhiều lần anh nghe tiếng hàng xóm hò reo, ăn mừng một lúc thì TV nhà anh mới đến đoạn cầu thủ Việt Nam lập công.

Chị Thanh Bình (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng gặp tình huống tương tự khi xem trực tiếp trận đấu trên ở văn phòng. Dù xem từ cùng một kênh phát, TV góc này lại nhanh hơn TV kia một lúc.

Việc cùng một trận đấu trực tiếp nhưng phải xem bàn thắng chậm hơn hàng xóm là điều thường xuyên xảy ra với người xem truyền hình, anh Đông, một người chơi thiết bị nghe nhìn lâu năm chia sẻ.

Nguyên nhân là do các gia đình đang dùng nhiều nguồn phát với công nghệ khác nhau, khiến thời gian phát không đồng bộ cùng lúc. Ví dụ, trường hợp của chị Bình là do một TV xem qua dịch vụ truyền hình Internet và một TV dùng qua truyền hình cáp, dù cùng xem một kênh như nhau.

Nhiều năm trước, người xem TV chủ yếu dùng truyền hình analog thu từ ăng-ten ngoài trời hoặc truyền hình cáp, thì giờ, họ có thể lựa chọn xem từ đầu thu kỹ thuật số, truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số mặt đất; thậm chí là xem online qua truyền hình Internet hay các trang web trên điện thoại, máy tính.

Trong các công nghệ dẫn tín hiệu trên, truyền hình analog có chất lượng hình ảnh kém nhất, nhưng tín hiệu lại nhanh nhất, sau đó tới truyền hình cáp, vì tín hiệu được đưa gần như trực tiếp từ nhà đài tới TV, qua ít khâu xử lý.

Truyền hình kỹ thuật số là một hệ thống phát, nhận tín hiệu hình ảnh và âm thanh bằng các tín hiệu kỹ thuật số, trái với các tín hiệu tương tự (analog) trước kia được các đài truyền hình truyền thống sử dụng. Dữ liệu truyền hình được nén bằng kỹ thuật số và yêu cầu giải mã bởi bộ giải mã thiết kế riêng cho tivi, ví dụ đầu cáp HD.

Truyền hình Internet, thường có độ trễ lớn nhất do tín hiệu kỹ thuật số còn phải qua nhà cung cấp dịch vụ thu nhận, chuyển đổi sang kỹ thuật số, phát lên server của họ, mới đến lượt tải về và phát trên các thiết bị như SmartTV, smartphone hay máy tính...

vi sao khi xem truc tiep bong da co tv nhanh co tv cham

Truyền hình qua Internet mất nhiều khâu xử lý để truyền nội dung tới TV.

Theo anh Đông, cùng trong gia đình và dùng chung một nhà cung cấp truyền hình vẫn có thể xảy ra tình huống TV phòng này chiếu bàn thắng trước phòng kia, dù cùng xem một kênh và trận đấu. TV nối thẳng tín hiệu từ cáp sẽ cho bàn thắng nhanh hơn vài giây so với TV dùng qua đầu thu cáp HD, vì tín hiệu không phải qua thêm một khâu xử lý, chuyển đổi sang kỹ thuật số.

Theo những người có kinh nghiệm, khắc phục độ trễ của hình ảnh trên TV là không thể, vì điều này liên quan đến công nghệ, dịch vụ mà hệ thống truyền hình sử dụng.

Tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM hay Đà Nẵng, truyền hình analog đã bị ngừng phát sóng và thay bằng truyền hình số. Nếu muốn có chất lượng hình ảnh đẹp, độ phân giải cao như HD, người dùng buộc phải sử dụng đầu thu và giải mã, đồng nghĩa với hình ảnh chậm hơn TV chỉ dùng cáp thông thường.

vi sao khi xem truc tiep bong da co tv nhanh co tv cham

Cùng một kênh truyền hình, nhưng xem trên smartphone qua Internet có thể bị chậm hơn nhiều so với xem bằng TV với truyền hình cáp.

Tuy nhiên, để tránh phải ăn mừng bàn thắng quá muộn khi xem trận đấu chung kết của U23 Việt Nam sắp tới, người xem nên sử dụng các nguồn phát truyền hình thông thường thay vì xem trực tuyến. Đổi lại, với truyền hình Internet, nhờ các tính năng mở rộng, người dùng dễ dàng xem lại các tình huống, bàn thắng hoặc xem lại ngay trận đấu mà không cần chờ đến lịch phát sóng của kênh.

Theo Tuấn Anh/VnExpress

Đọc thêm

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

Rò rỉ nâng cấp đáng kể của iPhone 18

iPhone 18 có thể nhận được cải thiện hiệu suất từ bộ nhớ, với tin đồn Apple sẽ sử dụng tùy chọn bộ nhớ mới nhanh hơn trong phiên bản ra mắt năm 2026.
Câu lệnh có thể thao túng AI

Câu lệnh có thể thao túng AI

Phương pháp bẻ khoá, khai thác thông tin qua trí tuệ nhân tạo ngày càng tinh vi, đòi hỏi giải pháp bảo mật tốt hơn từ cá nhân và doanh nghiệp.
Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

Đừng nghĩ nhiều khi sạc iPhone

iPhone đã có mặt trên thị trường gần 18 năm. Vẫn có rất nhiều hiểu lầm xoay quanh nó tiếp tục lan truyền. Không ít trong số đó có thể ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm người dùng.
ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

ChatGPT vượt Google trong cuộc đua AI

Khi xét theo lượng người dùng ứng dụng riêng lẻ, ChatGPT đang dẫn trước Gemini của Google. Tuy nhiên, lợi thế về hệ sinh thái rộng lớn vẫn giúp Google duy trì sức mạnh vượt trội.
Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Mắt thông minh AI dành cho người khiếm thị

Các nhà khoa học đã phát triển hệ thống thiết bị đeo tích hợp công nghệ AI để chỉ dẫn người khiếm thị tránh các chướng ngại vật trên đường và xử lý các tác vụ hàng ngày.
Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng sạc đặc biệt của iPhone

Tính năng Clean Energy Saving (Sạc pin năng lượng sạch) nhằm mục tiêu giảm khí thải carbon sẽ được triển khai trên toàn bộ iPhone và iPad trưng bày tại Mỹ.
Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Những lưu ý khi sạc điện thoại trên ô tô

Sạc điện thoại trên ô tô là một giải pháp hỗ trợ tối ưu để duy trì liên lạc với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, sạc không đúng cách tiềm ẩn nguy hiểm cho người ngồi trên xe.
Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Thiết bị gập bí ẩn của Apple

Với màn hình gập có kích thước gần 19 inch, rất khó để hình dung cách Apple định vị phân khúc thị trường cho sản phẩm này.
Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Kỷ nguyên iPhone 'nhàm chán' sắp kết thúc

Apple đang chuẩn bị cho một sự thay đổi mang tính cách mạng đối với dòng sản phẩm iPhone, mở ra một kỷ nguyên mới sau giai đoạn được nhận định là thiếu đột phá.
Hình ảnh mới của iOS 19

Hình ảnh mới của iOS 19

iOS 19 tiếp tục lộ diện với biểu tượng ứng dụng mới, các thành phần giao diện bóng bẩy hơn.
Đừng tin vào AI

Đừng tin vào AI

Công ty đứng sau mô hình Claude cho rằng chuỗi suy nghĩ của AI ngày càng kém minh bạch hơn và có thể dễ dàng đánh lừa người dùng.