Việt Nam đàm phán với đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19, quy mô 100- 200 triệu liều/năm

Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc-xin trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vắc-xin phòng COVID-19 “made in Việt Nam”; đồng thời mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19 từ nước ngoài

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện ở Việt Nam, cùng với việc nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận, đàm phán, trao đổi với các nhà sản xuất, đối tác phát triển, sản xuất, cung ứng vắc-xin phòng COVID-19 trên thế giới, Bộ Y tế đã chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển và sản xuất vắc-xin trong nước chủ động, tích cực, khẩn trương triển khai các nghiên cứu phát triển, thử nghiệm lâm sàng vắc-xin “made in Việt Nam”;

Đồng thời mở rộng tìm kiếm hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin từ nước ngoài để nhanh chóng có vắc-xin phòng chống dịch bệnh chủ động cho Việt Nam.

2 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vắc-xin phòng COVID-19 tại Việt Nam

Đến nay, cả nước có 02 nhà sản xuất đang nghiên cứu, phát triển vắc-xin phòng COVID-19, trong đó:

- 01 ứng viên vắc-xin đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng (TNLS) giai đoạn 3 là vắc-xin Nanocovax của Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen.

Do điều kiện cấp thiết về vắc-xin phòng chống dịch bệnh, để thúc đẩy tiến độ nghiên cứu nhằm sớm có vắc-xin phục vụ công tác phòng chống dịch, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đã tổ chức các cuộc họp, thảo luận kỹ và thống nhất cho phép triển khai gối đầu TNLS giai đoạn 3, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đúng các quy định chặt chẽ về tính khoa học, đảm bảo chất lượng vắc-xin.

Việt Nam đàm phán với đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin Covid-19, quy mô 100- 200 triệu liều/năm

Tiêm thử nghiệm giai đoan 3 vắc-xin COVID-19 Nano Covax cho người tình nguyện Ảnh: Thái Bình

Ngày 11/6/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 2899/QĐ-BYT về việc phê duyệt đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 vắc-xin Nanocovax phòng COVID-19.

Tổ chức nhận TNLS là Học viện Quân Y và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh; địa điểm triển khai tại Học viện Quân Y, tỉnh Hưng Yên, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và một số đơn vị đủ điều kiện theo quy định tại các tỉnh triển khai nghiên cứu;

Đối tượng nghiên cứu từ 18 tuổi trở lên đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và không có bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào theo đề cương nghiên cứu.

Số lượng đối tượng tham gia nghiên cứu TNLS giai đoạn 3 dự kiến khoảng 13.000 người để đánh giá tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và hiệu lực bảo vệ của vắc-xin (bao gồm 1.000 đối tượng để đánh giá giữa kỳ về tính an toàn và sinh miễn dịch).

- 01 ứng viên vắc-xin phòng COVID- 19 khác đang TNLS giai đoạn 1 là vắc-xin COVIVAC của Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang.

Hiện vắc-xin này đang triển khai TNLS giai đoạn 1. Báo cáo giũa kỳ giai đoạn 1 để chuyển tiếp nghiên cứu giai đoạn 2 tại Thái Bình.

Quy mô sản xuất trên nền cơ sở vật chất hiện có:

IVAC dự kiến quy mô sản xuất khoảng 6 triệu liều vắc-xin/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư;

Nanogen dự kiến quy mô sản xuất khoảng 20 -30 triệu liều vắc-xin/năm và có thể nâng công suất khi được đầu tư.

Để nâng công suất các nhà sản xuất cần đầu tư thêm các trang thiết bị chuyên dụng và mở rộng nhà xưởng.

Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin từ nước ngoài

Bộ Y tế cũng cho biết, ngày 7/5/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2301/QĐ-BYT thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc-xin phòng COVID-19.

Một doanh nghiệp đã thảo luận, đàm phán với Nhà sản xuất Hoa Kỳ về điều kiện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin COVID-19 từ tinh chất mRNA (vắc-xin này chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất 5 mg, có khả năng bảo vệ cao (dựa trên kết quả TNLS giai đoạn 1, 2), có nhiệt độ bảo quản 20C - 80C, hiện tại vắc-xin đã kết thúc thử nghiệm giai đoạn 1, 2).

Nhà máy do doanh nghiệp đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều/ năm dự định bắt đầu sản xuất từ quý 4/2021 hoặc quý 1/2022.

Công ty cổ phần tiến bộ quốc tế (AIC) đã hỗ trợ liên hệ với Công ty sản xuất vắc-xin của Nhật Bản theo công nghệ tiên tiến.

Hiện nay, Công ty TNHH MTV Vắc-xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) đang xúc tiến đàm phán với đối tác Nhật Bản để sớm tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin cho Việt Nam.

VABIOTECH cũng đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc-xin phòng COVID-19 Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ tháng 7/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.