Sáng 3/6, Bộ Y tế cho biết thông tin chi tiết về hơn 120 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 sẽ có tại Việt Nam trong năm 2021. Theo đó, ngoài vắc xin AstraZeneca, trong năm nay, Việt Nam đã đàm phán để có thêm vắc xin của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vắc xin Sputnik V.
Dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc xin phòng Covid-19. Trong đó ngoài nguồn của Chương trình COVAX Facility, AstraZeneca, Việt Nam đã đàm phán để có thêm các nguồn vắc xin khác.
Ngày 2/6, Bộ Y tế đã đạt được thoả thuận mua 20 triệu liều vắc xin Sputnik V của Nga.
Trước đó, tháng 5/2021, Moderna đã uỷ quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam. TP Hồ Chí Minh đề nghị được mua vắc xin này.
Bộ Y tế cũng cho biết, từ tháng 3/2021, Bộ đã đàm phán trực tiếp với hãng này, tuy nhiên hãng cho biết không có vắc xin cung cấp trong năm 2021.
Ngoài ra, với vắc xin của Pfizer/BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi vắc xin đang thử nghiệm lâm sàng. Ngày 20/5, Bộ ký hợp đồng vắc xin. Số vắc xin này sẽ được cung ứng trong quý 3, 4 của năm 2021 theo tiến độ quý 3: 15,5 triệu liều; quý 4: 15,5 triệu liều.
Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc xin COVID-19 qua nguồn COVAX, trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 có hơn 1,682 triệu liều đã về ngày 16/5.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc xin phòng COVID-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
Đồng thời có 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca. Trong đó, lô đầu tiên có 117.600 liều về Việt Nam vào ngày 24/2, lô thứ 2 về vào ngày 25/5 với 288.100 liều.
Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế ngay từ tháng 5/2020, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan đã tích cực đàm phán, tiếp cận tất cả các nguồn vắc xin phòng COVID-19. Bộ Y tế đang nỗ lực cao nhất để có thêm vắc xin phòng COVID-19, đưa cuộc sống trở lại bình thường. Bên cạnh nguồn vắc xin của Nga, Bộ Y tế đã nỗ lực đàm phán, tiếp cận với các nguồn vắc xin khác như COVAX; Astra Zeneca; Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson…
“Như vậy, đối với nguồn cung ứng của Nga, của Mỹ và của Anh, có thể nói rằng, chúng ta đã dần dần hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ” - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết thêm, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán tiếp tục để tăng thêm nguồn cung ứng vắc xin cho Việt Nam, nhằm giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng thông tin Việt Nam mong muốn tham gia vào trong chuỗi cung ứng vắc xin của toàn cầu. Việt Nam đã đặt vấn đề với COVAX về việc này. Chúng ta thúc đẩy mua công nghệ, chuyển giao công nghệ để làm sao sớm sản xuất được vắc xin trong nước. Song song đó, Bộ Y tế cũng thúc đẩy các doanh nghiệp, đơn vị trong nước nghiên cứu và chuẩn bị sản xuất vắc xin để đảm bảo vắc xin trong tương lai đảm bảo an ninh y tế.
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh khuyến cáo, do vẫn có nhiều người từ vùng dịch nhập cảnh trở về trên địa bàn nên người dân không chủ quan với dịch COVID-19.
Bộ Y tế xây dựng lộ trình cơ bản đến năm 2030 triển khai khám sức khỏe định kỳ và tiến tới miễn viện phí, có thể áp dụng đầu tiên với người nghèo, người già.
Tháng 3/2023, trong lúc ra vườn, bà cụ ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) chẳng may ngã trúng gốc cây tro rồi bị chảy máu vùng ngực sau bên phải, vừa đây mới biết có dị vật bên trong.
Bộ Y tế thông tin, tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng tăng nhẹ trong ba tuần gần đây, người dân cần có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Do nguồn máu thiếu hụt nghiêm trọng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh kêu gọi người dân tình nguyện tham gia hiến máu để góp phần hỗ trợ công tác cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu giải pháp phù hợp để thực hiện lộ trình chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế, đáp ứng thời gian theo chỉ đạo của Chính phủ, tạo thuận lợi cho người dân khám chữa bệnh.
Sáng 14-5, Bộ Y tế đã có thông tin tới báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam sau khi có thông tin dịch bệnh nguy hiểm này đang tái bùng phát tại một số quốc gia.
Tại vỉa hè hay ở khu vực chợ truyền thống, các loại thức ăn chế biến sẵn được bày bán đủ loại nhưng hầu như không được che đậy; nhiều món ăn chín được đặt cạnh đồ ăn sống không đảm bảo vệ sinh...
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử thêm 4 bác sỹ về trực tiếp thăm khám, điều trị cho bệnh nhân và hỗ trợ chuyên môn cho các y, bác sỹ ở một số cơ sở y tế Hà Tĩnh.
Ngành Y tế Hà Tĩnh khuyến cáo, người dân cần đến các cơ sở bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp phép để mua, không mua các sản phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Điều dưỡng được coi là một “mắt xích” quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Và, ở những nơi đặc biệt của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng viên như phương thuốc kỳ diệu.
Với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, hơn 250 đoàn viên, thanh niên đã sôi nổi tham gia ngày hội hiến máu của Đoàn Thanh niên UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo bác sỹ Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), trường hợp dây rốn quấn cổ khá phổ biến trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên quấn 5 vòng lại là trường hợp khá hiếm gặp.
Trong suốt chặng đường phát triển của ngành Y tế Hà Tĩnh, đội ngũ điều dưỡng là "người đồng hành" tin cậy của bệnh nhân, cánh tay đắc lực của các bác sỹ trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân.
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nhận định, khí máu của bệnh nhân có tình trạng toan chuyển hóa nặng do uống rượu.
Bệnh viện quốc tế Vinh vừa công bố tên gọi mới: Bệnh viện Hoàn Mỹ Vinh (thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ) - nằm trên địa bàn phường Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An.
Ngành y tế đang lấy ý kiến sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), nhằm tiến tới cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho toàn dân, theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Cần mẫn với vai trò tuyên truyền viên, tích cực đưa chính sách dân số đến gần người dân, song mức phụ cấp dành cho cộng tác viên dân số ở Hà Tĩnh vẫn chưa tương xứng.
Chính sách tinh giản biên chế không áp dụng cứng nhắc với viên chức ngành giáo dục, y tế, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của các đơn vị cung cấp dịch vụ công thiết yếu.
Ngứa da, nổi mề đay, khó thở, viêm mũi kéo dài… thường bị nhiều người xem là do dị ứng thời tiết hoặc da nhạy cảm và tự điều trị bằng thuốc tự mua hoặc mẹo dân gian.
Ngành Y tế Hà Tĩnh cảnh báo, thời tiết nắng nóng sẽ có nguy cơ xảy ra một số dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đòi hỏi người dân không được chủ quan, lơ là.
Theo cập nhật từ Sở Y tế Hà Tĩnh, trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, có 106 bệnh nhân nhập viện do tai nạn giao thông, giảm 12,4% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024.
Hàng loạt vụ làm giả dầu ăn, mì chính, sữa… bị phát hiện trong thời gian gần đây khiến người dân Hà Tĩnh khá lo lắng và nhanh chóng thay đổi cách lựa chọn thực phẩm.
Trong dịp lễ, tại các phòng bệnh, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vẫn miệt mài túc trực ngày đêm chăm sóc, giành giật sự sống cho người bệnh.
12 em bé đã chào đời tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh trong sự vui mừng của gia đình, các y, bác sĩ vào buổi sáng đặc biệt, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước.
Hiện nay, các cơ sở y tế ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng về nhân lực, vật tư, thuốc để cấp cứu, điều trị và chăm sóc một cách chu đáo cho người bệnh trong dịp nghỉ lễ dài ngày 30/4 – 1/5.