Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

Sự ảnh hưởng của COVID-19 đã khiến nhu cầu sử dụng mì ăn liền trên toàn thế giới tăng mạnh.

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

Ảnh minh họa - PLO.

Nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu gia tăng

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA) thống kê, nhu cầu về mì ăn liền toàn cầu năm 2019 tăng 3,45% so với năm trước đó nhưng năm 2020 đã tăng 14,79% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng mạnh dưới tác động của dịch COVID-19.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường Facts and Factors, doanh thu của mặt hàng này dự kiến sẽ tăng từ 45,67 tỷ USD trong năm 2020 lên 73,55 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm trong giai đoạn 2021-2026.

Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh doanh mì ăn liền trên cả thị trường nội địa và thị trường thế giới khá cao.

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến các biện pháp đóng cửa biên giới, giãn cách xã hội của các nước trên thế giới, phần lớn người tiêu dùng chuyển sang các bữa ăn tự nấu và dự trữ thực phẩm khô trong thời gian dài.

“Mì ăn liền với các yếu tố như sự tiện lợi, hương vị, đa dạng về chủng loại và giá cả phù hợp với tất cả các phân khúc người tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của mặt hàng này”, WINA lý giải.

Tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền của Việt Nam tăng mạnh

Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

So với năm 2019, nhu cầu sử dụng mì ăn liền của người Việt trong năm 2020 đã tăng 29,47%. (Ảnh: WINA)

Theo WINA cho biết, thị trường châu Á có sức tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất. Đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020, thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.

Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.

Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%.

Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,10% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là một quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu nhất.

Theo VTV

Đọc thêm

Hơn 1.000 người làm sạch biển Kỳ Anh

Hơn 1.000 người làm sạch biển Kỳ Anh

Xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa tổ chức các đợt ra quân làm sạch bãi biển dài khoảng 4km trên địa bàn để phục vụ mùa du lịch biển năm 2025.
Những lưu ý khi sử dụng hoa, quả đậu biếc

Những lưu ý khi sử dụng hoa, quả đậu biếc

Không khỉ dùng làm màu cho thực phẩm, hoa và hạt đậu biếc còn có nhiều công dụng khác mà chúng ta chưa biết. Tuy nhiên để tránh gặp các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, hãy cùng tìm hiểu điểm lợi và hại của hoa và hạt đậu biếc.
Hiệp sỹ giao thông 18 năm cứu người

Hiệp sỹ giao thông 18 năm cứu người

Nhiều năm qua, người dân Cẩm Xuyên đã quen với hình ảnh một người đàn ông làm nghề kinh doanh tự do ở xã Cẩm Thịnh, với chiếc xe bán tải đưa nạn nhân bị tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu kịp thời. Người mà chúng tôi đang nhắc đến đây là anh Hà Văn Bang (1979).
Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Phân biệt giảm cân và giảm mỡ

Với những người có vóc dáng không cân đối, thừa cân... họ luôn mong muốn có thể giảm cân và giảm mỡ để có được thân hình cân xứng.
“Hóng drama” - thói quen tai hại

“Hóng drama” - thói quen tai hại

Cụm từ “hóng drama” đã trở nên quen thuộc, được nhiều người xem như một hình thức giải trí. Tuy nhiên, thói quen này ẩn chứa những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý đời sống thực tế.