Việt Nam nhận hệ thống SPYDER?

Việt Nam bắt đầu tiếp nhận lô xe tải quân sự MAN đầu tiên – sự kiện này được cho rằng có liên quan đến việc tiếp nhận tên lửa SPYDER từ Israel.

Được biết, ở Đức, xe đầu kéo quân sự MAN được sử dụng chuyên để vận chuyển xe tăng và các dàn tên lửa. Theo nhận định của một số chuyên gia, lô xe quân sự MAN lần này về Việt Nam nhiều khả năng sẽ được dùng để vận chuyển các dàn tên lửa phòng không SPYDER do Israel sản xuất.

Nhận định này được cho rằng là khá hợp lý bởi hồi tháng 6 vừa qua, Thượng tá Tạ Minh Hưng đã tiết lộ về đơn vị được tiếp nhận hệ thống SPYDER. Theo đó, Trung đoàn tên lửa 236, Sư đoàn phòng không 361 sẽ là đơn vị đầu tiên được tiếp nhận hệ thống tên lửa tối tân do Israel sản.

Theo những thông tin được công khai, hiện nay, Trung đoàn 236 đang được trang bị những tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 (S-75), đứng chân trên vành đai Bắc - Đông Bắc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội.

viet nam nhan he thong spyder

Việt Nam nhận xe kéo MAN.

"Không để Tổ quốc bị bất ngờ bởi những tình huống trên không", cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn đã nỗ lực rất cao, "Bảo đảm vũ khí, khí tài các phân đội trực ban khối A, khối B luôn đạt 100% SSCĐ thực chất" - Đại úy Nguyễn Trung Phong - Chủ nhiệm Kỹ thuật Trung đoàn 236 khẳng định.

Nhiệm vụ bảo vệ an toàn vùng trời Thủ đô hết sức nặng nề, trong khi đó, mặc dù từng lập nhiều chiến công xuất sắc, nhưng qua nhiều nhiều năm sử dụng, hầu hết các bộ khí tài đã xuống cấp khiến công tác đảm bảo hệ số kỹ thuật khó khăn.

Với nhiệm vụ nặng nề đó và với chủ trương đẩy mạnh xây dựng Quân chủng PK-KQ tiến thẳng lên hiện đại, Trung đoàn tên lửa 236 được ưu tiên trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không SPYDER tiên tiến do Israel sản xuất.

Theo trang military-informant, để gia nhập lực lượng phòng không Việt Nam, hệ thống tên lửa phòng không SPYDER do Israel chế tạo đã giành chiến thắng trước hệ thống Pantsir-S1 của Nga trong cuộc đua tại Việt Nam, tuy nhiên nguồn tin này không tiết lộ thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như lý do vì sao tổ hợp SPYDER lại giành được chiến thắng.

Hiện tại chưa có nguồn tin chính thức nào nói về "cuộc đua" trên, nhưng nếu là ứng viên cạnh tranh trực tiếp với tổ hợp Pantsir-S1 của Nga thì khả năng cao phiên bản Việt Nam đặt mua là SPYDER-SR. Tuy nhiên, hai hệ thống này vẫn có nhiều sự khác biệt.

Đầu tiên, nếu xét về mục đích sử dụng thì SPYDER-SR/MR chủ yếu được dùng để làm lá chắn phòng thủ điểm, còn Pantsir-S1 hay bố trí kèm theo các hệ thống phòng không tầm xa khác như S-300, S-400 với nhiệm vụ bảo vệ các tổ hợp này. Ngoài ra, Pantsir-S1 là tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tích hợp nên so sánh nó với SPYDER-SR là hơi khập khiễng.

SPYDER được thiết kế để phục vụ cho việc tổ chức tác chiến phòng không theo phương thức tác chiến mạng trung tâm, tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng cơ động tự hành cao, chuyển cấp chiến đấu nhanh và ngắm bắn được nhiều mục tiêu cùng lúc.

Tổ hợp có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay gồm máy bay tiêm kích, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và các loại bom, đạn có điều khiển khác được phóng từ xa trong môi trường chế áp điện tử mạnh.

SPYDER được trang bị khí tài trinh sát quang điện tử thụ động TOPLITE trên từng xe bệ phóng để đảm bảo khả năng phát hiện và chỉ thị mục tiêu cho đạn tên lửa ngay khi xe đang hành tiến và trong trường hợp kênh trinh sát vô tuyến bị gây nhiễu.

Hệ thống SPYDER sử dụng 2 loại đạn tên lửa: đạn tên lửa có đầu tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động Derby và đạn tên lửa có đầu tự dẫn thụ động công nghệ ảnh nhiệt hồng ngoại 2 băng sóng Python-5.

Các đạn tên lửa này có thể được khí tài trinh sát mục tiêu trên xe chỉ huy hoặc trên xe bệ phóng chỉ thị mục tiêu trước khi phóng (Lock On Before Launch) khi mục tiêu nằm trong tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa. Hoặc chúng tự phát hiện mục tiêu được chỉ định sau khi phóng (Lock On After Launch) khi mục tiêu nằm ngoài tầm bắt bám của đầu tự dẫn trên đạn tên lửa.

SPYDER ứng dụng công nghệ truyền dữ liệu vô tuyến tự động qua băng sóng VHF/UHF, được mã hoá và kháng nhiễu giữa các xe trong tổ hợp và giữa tổ hợp với các bộ phận khác nhau của hệ thống phòng không hợp nhất từ khoảng cách 100 km.

Đây là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo mạng lưới thông tin chỉ huy kịp thời, chính xác, bí mật và an toàn của tổ hợp trong tác chiến phòng không hiện đại.

SPYDER có các tính năng chống chế áp điện tử để đối phó hiệu quả và triệt tiêu ưu thế của địch trong tất cả các khâu của tác chiến phòng không từ trinh sát, phát hiện mục tiêu, đảm bảo thông tin chỉ huy và chỉ huy xạ kích.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.