Tiêm kích Su-27SK và Su-27UBK từng là những chiến đấu cơ mạnh nhất của Không quân nhân dân Việt Nam.
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, trong năm 1995, Việt Nam đã nhận từ Nga 6 tiêm kích Su-27 đầu tiên, hợp đồng có trị giá 200 triệu USD (bao gồm 5 chiếc Su-27SK và 1 chiếc Su-27UBK phục vụ công tác đào tạo phi công).
Tiếp theo, sang tới năm 1997 - 1998, Việt Nam nhận nốt 6 chiếc Su-27 nữa, đợt giao hàng lần này chỉ bao gồm 2 máy bay Su-27SK nhưng lại có tới 4 chiếc Su-27UBK.
Công ty chế tạo máy bay Sukhoi thông báo trên website của mình, thời hạn khai thác của dòng Su-27 Flanker là 20 năm, tương đương 2.000 giờ bay, tức là trung bình mỗi năm máy bay có 100 giờ hoạt động trên không.
Căn cứ theo số liệu của nhà sản xuất, việc chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 vào dây chuyền đại tu, sửa chữa lớn của Nhà máy A32 trong năm 2015 là hoàn toàn hợp lý.
Sang tới năm 2016, chiếc tiêm kích trên đã hoàn thành việc tăng hạn sử dụng và quay trở lại trực chiến trong đội hình của Trung đoàn không quân 925.
Tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526 sau khi được Nhà máy A32 sửa chữa lớn, kéo dài thời hạn sử dụng
Sau đó đến tháng 10/2016, trong phóng sự "Nơi chữa bệnh cho máy bay tiêm kích" đăng trên chuyên mục "Nhịp sống quân ngũ" của báo Tuổi trẻ, thông tin cho biết: "Sau khi ra xưởng, máy bay Su-27 số hiệu 8526 có thêm 8 - 9 năm sử dụng nữa".
Ước tính số giờ bay tiếp theo của chiếc Su-27UBK số hiệu 8526 là khoảng 800 - 1.000 giờ.
Hết thời hạn kể trên, việc tiếp tục đại tu kéo dài thời hạn hoạt động là khó có khả năng xảy ra, mà rất có thể máy bay vẫn được sửa chữa lớn nhưng sẽ rút khỏi biên chế chiến đấu và đưa vào diện dự bị như những chiếc MiG-21 hiện nay.
Được biết sau máy bay Su-27UBK 8526 (phiên bản 2 chỗ ngồi), Nhà máy A32 đang tiếp tục đại tu thêm 2 chiếc Su-27SK (phiên bản 1 chỗ ngồi) nữa.
Như vậy tính từ thời điểm năm 2016, có thể thấy rằng sớm nhất trong khoảng 8 năm nữa sẽ có tiêm kích Su-27 phải nhận sổ hưu.
Việc lên kế hoạch tìm ứng viên thay thế là tất yếu, không thể chậm trễ để đến thời gian trên không xảy ra khoảng trống trong lực lượng bảo vệ không phận.
Ứng viên hàng đầu cho vị trí kế thừa vai trò tiêm kích hạng nặng chiếm ưu thế trên không như Su-27 Flanker-B theo đánh giá khó có ai khác ngoài Su-30SM và Su-35S - những loại chiến đấu cơ thế hệ 4,5 hàng đầu hiện nay của Nga.
Trong trường hợp mọi thứ diễn ra thuận lợi, ngày về Dải đất hình chữ S của chúng sẽ chẳng còn quá xa.
Thời gian qua, những người lính ở Đồn Biên phòng Hương Quang (BĐBP Hà Tĩnh) luôn nỗ lực, quyết tâm để bảo vệ tuyến biên giới vững chắc và xây dựng một miền biên viễn giàu đẹp.
Trong quý I/2025, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt giữ và xử lý 253 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; giảm 143% so với cùng kỳ năm 2024.
Không khí thi đua huấn luyện trên các thao trường, bãi tập của các chiến sĩ dân quân ở Hà Tĩnh đang diễn ra sôi nổi với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Nhanh chóng tiếp nhận nhiệm vụ mới với quyết tâm cao, các đơn vị công an xã trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, giữ vững trật tự ATGT trên địa bàn.
Trong thời gian 7 ngày, 90 chiến sỹ tự vệ của cụm số 3 (Hà Tĩnh) sẽ được nghiên cứu, huấn luyện 2 nội dung là giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự.
Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ngành, địa phương đang tích cực chuẩn bị để đón nhận các hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào được quy tập trong mùa khô 2024-2025 về nước.
Trung tướng Hà Thọ Bình yêu cầu thời gian tới lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trực tiếp huấn luyện chiến sỹ mới của Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) thường xuyên sâu sát, duy trì huấn luyện nghiêm túc, chặt chẽ.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng, với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ tiếp tục có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.
Hà Tĩnh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân theo hướng “vững mạnh, rộng khắp” gắn với tạo cơ chế, chính sách hợp lý, giúp lực lượng này có cuộc sống tốt hơn và phát huy được vai trò ở cơ sở.
Sáng 11/4, hàng nghìn người thuộc các lực lượng vũ trang của quân đội, công an có mặt ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) để tổng hợp luyện cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện tờ trình và dự thảo nghị quyết, phục vụ tốt Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh XVIII.
UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc tổ chức ngày hội này phải đảm bảo trang trọng, có ý nghĩa sâu sắc, hướng về cơ sở, tạo điểm nhấn, có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh có nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chất lượng, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và nhiệm vụ QS - QP trong tình hình mới.
Trong dịp này, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức công bố, trao quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ cho 16 đồng chí.
Sau một tháng triển khai mô hình bộ máy công an địa phương 2 cấp, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu công an các địa phương chủ động phương án sắp xếp, tổ chức lại công an cấp xã theo đúng kế hoạch.
Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh gửi lời thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ nói riêng, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và nhân dân Lào nói chung.
Với tình cảm và trách nhiệm của mình, những người lính biên phòng Hà Tĩnh đang tích cực giúp đỡ cư dân biên giới làm nhà ở, để họ được "an cư, lạc nghiệp" và vun đắp tình quân dân.
Với chủ đề “Huấn luyện giỏi, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, an toàn tuyệt đối”, cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đang nỗ lực thi đua với khí thế “thần tốc, quyết thắng”.
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh làm tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật để sử dụng lâu bền, khai thác hiệu quả, sẵn sàng phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống.
Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.