Việt Nam tích cực đóng góp cho sự phát triển KT-XH của Lào

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, kể từ khi Việt Nam và Lào ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác (18/7/1977), mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện đã không ngừng được củng cố và phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

viet nam tich cuc dong gop cho su phat trien kt xh cua lao

Bên trong Ngân hàng liên doanh Lào Việt. (Ảnh: Phạm Kiên)

Nhờ chính sách thông thoáng, sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của hai Đảng, hai nhà nước trong suốt 40 năm qua, nhiều doanh nghiệp hai nước đã đẩy mạnh đầu tư, góp phần xây dựng quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào bền vững.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư Lào, kể từ năm 1989, khi Chính phủ Lào mở cửa khuyến khích đầu tư đến nay, đầu tư của Việt Nam sang Lào đã liên tục gia tăng và hiện Việt Nam đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 tại Lào với số vốn khoảng 3,7 tỷ USD.

Các lĩnh vực thu hút các nhà đầu tư Việt Nam gồm dịch vụ, nông-lâm nghiệp, năng lượng điện và khai thác mỏ.

viet nam tich cuc dong gop cho su phat trien kt xh cua lao

Trụ sở làm việc mới của Unitel liên doanh với Viettel. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)

Nhiều dự án của Việt Nam tại Lào đã hoàn thành và đi vào hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế-xã hội của Lào, góp phần tăng thu ngân sách cho Chính phủ Lào khoảng 240-260 triệu USD mỗi năm, tạo ra khoảng 35.000 việc làm cho lao động địa phương, giúp Lào thực hiện tốt chính sách xóa nghèo. Những thành quả này đã được phía Lào ghi nhận và đánh giá cao.

Trong khi đó, số liệu Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cho biết Lào hiện vẫn là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam với 408 dự án.

Với sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của hai Đảng, hai Nhà nước và quyết tâm của hai Chính phủ trong việc tăng cường và nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác kinh tế, dự kiến, trong thời gian tới, các doanh nghiệp hai nước sẽ có nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa ở mỗi nước.

Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lào Sounthone Sayachac đánh giá Việt Nam hiện nằm trong tốp đầu trong số các quốc gia đầu tư tại Lào, trong khi trao đổi hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai nước ngày càng gia tăng, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Lào.

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng trước sự giúp đỡ, hợp tác kinh tế và đầu tư của Việt Nam tại Lào. Thủ tướng cho rằng đầu tư của Lào ở Việt Nam cũng bắt đầu có chiều hướng tốt hơn.

viet nam tich cuc dong gop cho su phat trien kt xh cua lao

Một trạm xăng của PVIOil tại thủ đô Vientiane. (Ảnh: Phạm Kiên/Vietnam+)

Theo Thủ tướng, đây là thành quả của việc phát huy tình hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước ở thời điểm hiện tại. Thủ tướng Sisoulith tin tưởng rằng trong tương lai hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy, phát huy xu hướng tích cực này.

Minh chứng cho mối quan hệ hợp tác đặc biệt này là Ngân hàng LaoVietBank - ngân hàng liên doanh đầu tiên của hai nước.

Ra đời từ năm 1999, sau 18 năm có mặt tại thị trường Lào, từ số vốn điều lệ ban đầu là 10 triệu USD, liên doanh này hiện đã tổng tài sản lên tới 1,15 tỷ USD, với số vốn điều lệ là 100 triệu USD, lọt vào tốp 5 ngân hàng lớn nhất tại Lào.

Trong những năm qua, không chỉ làm tốt nhiệm vụ cầu nối giữa hai nền kinh tế, liên doanh này còn có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của Lào, trở thành một trong những biểu tượng đẹp trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Bình, Tổng Giám đốc LaoVietBank, đánh giá cao sự phát triển của Lào, coi đây là thị trường có nhiều tiềm năng và cơ hội cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Lào./.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.