Vụ cựu điệp viên: Tổng thống Nga thảo luận về các biện pháp đáp trả

Ngày 30/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với các thành viên trong Hội đồng An ninh quốc gia về các biện pháp đáp trả ngoại giao sau khi nhiều nước phương Tây trục xuất số lượng lớn nhân viên ngoại giao của nước này trong một cuộc tranh cãi liên quan tới vụ cựu điệp viên hai mang người Nga và con gái bị đầu độc tại Anh.

vu cuu diep vien tong thong nga thao luan ve cac bien phap dap tra

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AP)

Trong một tuyên bố trước đó cùng ngày, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga không đồng tình với nhận định của Chính phủ Mỹ rằng quyết định của Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ cho thấy Moskva không quan tâm tới ngoại giao.

Điện Kremlin khẳng định, Nga không phải bên khơi mào cuộc chiến ngoại giao với phương Tây, Moskva muốn "quan hệ hữu hảo" và vẫn để ngỏ khả năng đối thoại.

Trong khi đó, liên quan đến các công bố mới nhất về những biện pháp đáp trả của Nga, Bộ Ngoại giao nước này cho biết đã triệu tập người đứng đầu các phái đoàn ngoại giao của 23 quốc gia có hành động không thân thiện với Nga phục vụ cái gọi là "ủng hộ Anh liên quan đến vụ việc cựu điệp viên Skripal và con gái bị đầu độc."

Theo đó, ngoài Hà Lan, Italy, Nga đã thông báo trục xuất 13 nhà ngoại giao Ukraine, 4 nhà ngoại giao Đức, 4 nhà ngoại giao Ba Lan, 3 nhà ngoại giao Litva, 3 nhà ngoại giao Séc, 2 nhà ngoại giao Tây Ban Nha, 1 nhà ngoại giao Na Uy và 1 nhà ngoại giao của Thụy Điển, tương ứng với số nhà ngoại giao Nga bị trục xuất.

Ngoài ra, thông báo cũng nhấn mạnh Moskva bảo lưu quyền trả đũa đối với quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga của Bỉ, Hungary, Gruzia và Montenegro.

Hiện tổng cộng hơn 150 nhà ngoại giao Nga đã bị yêu cầu rời khỏi các nước Liên minh châu Âu, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cả những quốc gia khác./.

Theo Vietnamplus

Đọc thêm

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn bằng cách áp đặt thiết quân luật.
Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Ông Pete Hegseth đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau lá phiếu mang tính quyết định đến từ Phó tổng thống JD Vance.
Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden có thể thực hiện nhiều dự án liên quan đến xây dựng chính sách, thành lập thư viện ở quê nhà và tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ngày đầu tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyết định xóa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', hủy bỏ mục tiêu xe điện vào năm 2030 của người tiền nhiệm Joe Biden.