Vũ khí đặc biệt của quân đội Israel

Chúng tôi đã có dịp giới thiệu với bạn đọc một số thông tin về công nghiệp quốc phòng Israel trong những bài trước.

Mặc dù đã có nhiều bài viết về Quân đội Israel trong thời gian gần đây, vẫn xin được giới thiệu một số bài về Quân đội và người lính Israel của các chuyên gia Nga và Israel.

Bài thứ nhất này có tiêu đề “ Đồng minh trên hai mặt trận” của Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự VHL KH Nga đăng trên “Bình luận quân sự độc lập” (Nga) ngày 11/12/2016 mới đây. Chúng tôi có đặt các tiêu đề phụ để tiện theo dõi.

1. Mấy nét chung

Kể từ thời điểm thành lập năm 1947 đến nay, Israel luôn nằm trong vòng vây thù địch của các quốc gia A rập, đã đánh nhau với các nước này 7 lần, không kể tình trạng đối đầu thường xuyên với người Palestin ngay trên lãnh thổ của mình. Vì thế, mặc dù với một lãnh thổ không lớn và dân số không đông, Israel vẫn có một Lực lượng vũ trang nằm trong top năm mạnh nhất thế giới.

Các lực lượng vũ trang Israel tuyển quân theo chế độ nghĩa vụ, kể cả nữ giới cũng phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, không những thế, những người còn trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự (tức quân dự bị) thường xuyên được tái huấn luyện tại các đơn vị quân đội mà người đó đăng ký. Trình độ huấn luyện tác chiến và giáo dục đạo đức – tâm lý (ta gọi là là giáo dục chính trị- tư tưởng) được đánh giá là cao nhất trên thế giới.

vu khi dac biet cua quan doi israel

Israel là đối tác đặc biệt của Mỹ, nhận từ Mỹ những loại vũ khí – khí tài hiện đại nhất. Một số lượng nhất định vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự nữa được mua từ các nước Phương Tây, nhưng đặc biệt nhất là, Israel là một quốc gia có tổ hợp công nghiệp quốc phòng cực mạnh, sản xuất được vũ khí – trang bị kỹ thuật quân sự tất cả các chủng loại.

Thêm nữa, do luôn phải ở trong tình trạng chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nên trong các kho bảo quản còn có một số lượng đáng kể các phương tiện kỹ thuật cũ, kể cả các phương tiện kỹ thuật Xô Viết chiến lợi phẩm.

Không thể không nhắc tới một nhân tố nữa làm tăng sức mạnh quân sự của Israel – nước này phớt lờ mọi chuẩn mực luật pháp quốc tế và sẵn sàng tấn công vào bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào nếu cần. Đây là một nhân tố cực kỳ hữu ích trong hoạt động quân sự, vì đảm bảo được tính bất ngờ và quyền chủ động.

2. Quân đội

Lục quân

Lục quân Israel được chia thành 3 quân khu – Quân khu Bắc, Quân khu Trung tâm và Quân khu Nam, một điểm đáng chú ý là chính các bộ tư lệnh quân khu mới là cơ quan điều hành tác chiến các lực lượng dưới quyền. Bộ Tư lệnh lục quân chỉ thực hiện chức năng hành chính. Mỗi một quân khu có một số sư đoàn.

Các chuyên gia cho rằng, phần lớn kho vũ khí hạt nhân Israel nằm trong trang bị của Lục quân nước này – mặc dù Israel chưa bao giờ chính thức công nhận sự tồn tại của vũ khí hạt nhân, nhưng chắc chắn không một ai nghi ngờ về điều đó.

Israel có khoảng từ 50 đến 90 tên lửa đạn đạo tầm trung “Jerichon-2” (tầm bắn -1.500 đến 1.800 km, trọng lượng đầu tác chiến -750 - 1.000kg) và đến 150 tên lửa chiến dịch – chiến thuật “Jerichon-1” (tầm bắn 500km, trọng lượng đầu tác chiến – 1 tấn), hiện tên lửa đạn đạo tầm trung “Jerichon-3” đang được đưa vào trang bị (tầm bắn 4.800 đến 6.500 km, mang 3 đầu tác chiến tổng trọng lượng đến 1,3 tấn).

Số lượng đầu tác chiến hạt nhân của Israel, theo các đánh giá khác nhau, có từ 100 đến 400, số lượng tổ hợp phóng cho tất các tên lửa “Jerichon” – từ 23 đến 50 tổ hợp.

Lực lượng tăng của Lục quân Israel có đến 2.226 xe tăng “Merkava” bốn biến thể (đến 216 xe tăng cũ nhất Mk1, 578 Mk2, 775 Mk3, 657 xe tăng hiện đại nhất Mk4), một phần trong số đó là thuộc biên chế của lực lượng dự bị.

Ngoài số tăng “Merkava” nói trên, còn có đến 350 xe tăng Anh “Centurion” và 955 tăng “Magach” – tức biến thể cải tiến của xe tăng Mỹ M60 và M48 – những xe tăng này đang được niêm cất tại các kho. Trong thời gian gần đây, ít nhất đã có 8 xe tăng “Magach-5” (M48A5) được cải hoán thành tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành “Spike – Manach”.

Israel là nước đầu tiên chế tạo BMP (xe chiến đấu bộ binh) và BTR (xe vận tải bọc thép) trên khung gầm xe tăng và chúng có mức độ bảo vệ tương đương với xe tăng. Hiện trong trang bị có 120 BMP “Namer” (trên khung gầm Merkava), 276 BTR “Ahzarit” (trên khung gầm T-55 Xô Viết chiến lợi phẩm thu được của các nước A rập), 406 BTR “Nagmashot“ (trên khung gầm xe Centurion). Ngoài các xe trên, còn có đến 1.800 xe BTR M113 của Mỹ và 100 chiếc “Zeev” tự sản xuất.

Pháo binh lục quân Israel có 350 tổ hợp pháo tự hành M109 (155 ly) và 300 pháo xe kéo tự sản xuất M-71 (155 ly), 764 súng cối (81 ly), cối tự hành “Cardom” và M-65. Trong trang bị còn có 48 tổ hợp pháo phản lực phóng dàn MLRS (227 ly) của Mỹ. Có vài trăm tổ hợp tên lửa chống tăng “Spike” các biến thể khác nhau , trong đó có ít nhất 8 tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành trên khung gầm xe tăng “Magach-5”.

Phòng không lục quân có 500 tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ sản xuất “Stinger” và 40 tổ hợp tên lửa phòng không tự sản xuất “Macbeth” (lắp 4 tên lửa Stinger trên tổ hợp phòng không tự hành M163 của Mỹ).

Không quân

Không quân Israel có các căn cứ không quân là đơn vị cấp chiến thuật chủ yếu sau: căn cứ số 1 (Ramat – David), căn cứ số 4 (Tell Hazor), căn cứ số 6 (Hatzerim), căn cứ số 10 (Bikat –Udva), căn cứ số 15 (Sde-Dov , Tel –Aviv), căn cứ số 21 (Haifa), căn cứ số 25 (Mitzpe –Ramon), căn cứ số 28 (Nevatim) và căn cứ số 30 (Palmachim).

Thành phần cơ bản của Không quân Israel là các máy bay tiêm kích F-15 và F-16 nhận từ Mỹ. Có tổng cộng 57 chiếc F-15 15 (16 A, 5 B, 17 C, 19 D), 25 chiếc F-15I (có tính năng tương đương máy bay tấn công F-15E của Mỹ), 276 chiếc F-16 (42 A , 9 B, 77 C, 48 D, 98 I).

Không quân Israel còn có các máy bay chiến đấu khác là các máy bay cường kích cũng của Mỹ sản xuất: 8 chiếc AT-802F chống du kích mới nhất (công khai thì đây là các máy bay cứu hỏa) và 20 chiếc A-4N tương đối cũ được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ huấn luyện.

Trong trang bị còn có 07 chiếc máy bay trinh sát RC-12D, 03 máy bay tác chiến điện tử Gulfstream -550, 10 máy bay tiếp dầu (3 chiếc КС-130Н, 7 chiếc КС-707),

Các máy bay vận tải có: 12 chiếc С-130, 02 chiếc VC-707, 01 chiếc Boeing -707, 22 chiếc Beach -В200, 22 chiếc А-36. Tất cả các máy bay trên cũng đều do Mỹ sản xuất.

Máy bay huấn luyện có: 17 chiếc “Grob-120” của Đức, 20 chiếc Т-6А Mỹ, 10 chiếc huấn luyện – tác chiến TA-4 (1 H, 9 J) là biến thể của máy bay cường kích А-4, 30 chiếc М-346 mới nhất vừa mua của Ý.

Các máy bay lên thẳng chiến đấu gồm: 50 chiếc АН-64 Аpache (29 А, 21 D), đến 32 chiếc АН-1 Cobra (7 E, 13 F, 12 S). Các máy bay lên thẳng đa năng và vận tải có: 19 chiếc ОН-58В, đến 10 chiếc СН-53А và tầm 14 chiếc S-65С, 39 chiếc S-70A và 10 chiếc UH-60A. Tất cả các máy bay lên thẳng đều nhập từ Mỹ.

Vào thời điểm hiện tại, Israel cũng là nước duy nhất trên thế giớ có hệ thống phòng thủ chống tên lửa cấp chiến thuật.

Lực lượng phòng không “cổ điển” có 17 đại đội tên lửa phòng không “Hawk” cải tiến (102 tổ hợp phóng), 07 đại đội tổ hợp tên lửa phòng không “Patriot” (56 tổ hợp phóng), 105 tổ hợp phòng không tự hành M163 của Mỹ và 60 tổ hợp phòng không tự hành XôViết ZSU -23-4 “Shilka”, 755 pháo phòng không (150 pháo phòng không Xô Viết ZU-23, 455 pháo phòng không Mỹ M167) và các tổ hợp phòng không tự sản xuất TCM-20, ngoài ra, còn có 150 pháo phòng không L/70 Thụy Điển sản xuất.

Hải quân

Hải quân Israel có trong trang bị 03 tàu ngầm Đức “Dolphin” mới nhất và 02 chiếc hiện đại hóa kiểu “Tanin” (dự án 212, còn một chiếc nữa đang được đóng). Các chuyên gia cho rằng các tàu ngầm trên có thể phóng tên lửa có cánh mang đầu đạn hạt nhân, nhưng không có thông tin là các tên lửa có cánh kiểu nào.

Đức bán cho Israel các tàu ngầm nói trên hoặc chỉ bằng một nửa giá thành, hoặc là cho không.

Hiện trong biên chế Hải quân còn có 03 chiếc tàu hộ vệ lớp “Eilat“ (Saar-5), 08 tàu tên lửa “Hetz” (Saar-4,-5), từ 36 đến 49 tàu tuần tiễu (21-23 chiếc Super Dvora, 7-15 chiếc “Dabur”, 5-7 chiếc “Shaldag”, 3-4 chiếc “Stingrey”. Các tàu hộ vệ do Mỹ cung cấp, tất cả các tàu còn lại do các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel tự đóng.

Không quân hải quân có 03 máy bay tuần tiễu IAI-1124 tự sản xuất và 05 máy bay lên thẳng chống ngầm AS565 mua của Pháp.

3. Mấy điểm đáng chú ý trong thời gian gần đây

Trong mấy năm trở lại đây, các nhân tố làm Quân đội Israel trở thành một trong những quân đội mạnh nhất trên thế giới có dấu hiệu bị “bào mòn”. Nó được thể hiện qua cuộc chiến không thực sự thành công của Israel chống “Hezbolla” tại Li Băng năm 2006.

Sự tăng trưởng đáng kể mức sống và những định hướng theo những giá trị Phương Tây của xã hội Israel đã dẫn tới việc chủ nghĩa chuộng hòa bình và chủ nghĩa hưởng lạc đang trỗi dậy (tuy chỉ ở quy mô rất nhỏ nếu so với Phương Tây) làm giảm nhận thức quốc phòng và cùng với đó là có sự lơi lỏng nhất định trong công tác chuẩn bị các yếu tố tâm lý – tinh thần (giáo dục chính trị- tư tưởng).

Các lực lượng vũ trang Israel đang mất dần kinh nghiệm tiến hành các cuộc chiến tranh cổ điển (cuộc chiến tranh cổ điển cuối cùng vào năm 1982), mặc dù luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu chống Palestin và “Hezbolla”.

Ngoài ra, người Israel cũng sử dụng ngày càng nhiều các phương thức tiến hành chiến tranh không tiếp xúc của người Mỹ - dù chúng không thực sự phù hợp với hoàn cảnh Isarel. Mặc dù vậy, trong tương lai gần không một nước nào có thể tạo ra mối đe dọa thực sự đối với nước này.

4 . Quan hệ với Nga (xin lỗi bạn đọc, mục này không liên quan nhiều đến ta, nhưng vì là bản dịch nên không thể bỏ qua).

Dĩ nhiên, đối với Nga thì Israel không hề là một đối thủ tiềm năng. Nhưng Israel, thứ nhất, là một cường quốc hạt nhân; thứ hai, nó có ảnh hưởng rất lớn đối với bối cảnh địa chính trị ở Trung và Cận Đông. Và ảnh hưởng đó, nếu xét từ góc độ lợi ích của Nga – chứa đựng tương đối nhiều mâu thuẫn.

Một mặt, Israel là đồng minh rõ ràng của Nga trong cuộc chiến chống Chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo. Tel- Aviv luôn ủng hộ Nga vô điều kiện khi Nga tiến hành các chiến dịch chống khủng bố ở Chesnia và nói chung là tại Bắc Kapkaz (của Nga).

Một điều thú vị là Israel cũng hoàn toàn ủng hộ hành động của Belgrad (Xerbia) chống những lực lượng ly khai Cosovo và lên án gay gắt cuộc xâm lược của NATO chống Nam Tư năm 1999, đã hợp tác toàn diện với Matxcova trong vấn đề này.

Israel cũng là một trong hai đồng minh của Mỹ (đồng minh thứ hai là Nam Triều Tiên) đã không áp dụng các biện pháp cấm vận, thậm chí chỉ là tượng trưng chống Nga sau những sự kiện tại Ucraine. Những kinh nghiệm chống khủng bố của Israel cũng được giới lãnh đạo quân sự và các cơ quan đặc biệt (tình báo) Nga hết sức quan tâm.

Nhưng mặt khác, tâm lý bài Iran thái quá (của Israel) bắt đầu gây ra những vấn đề trong chính cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Chủ nghĩa khủng bố Sunny được các quốc gia Vùng Vịnh đứng đầu là A rập Xeut tài trợ có quy mô lớn hơn hàng chục lần so với mối đe dọa Shiite – mà hiện thân là tổ chức Hezbolla địa phương được Iran hậu thuẫn.

Tel- Aviv đánh giá hoàn toàn không đúng những kế hoạch và khả năng của Iran – vì nếu cứ tin vào rất nhiều tuyên bố của các quan chức Israel từ nhiều năm trở lại đây thì Iran đã chế tạo được vũ khí hạt nhân từ 10- 15 năm trước rồi.

Chính vì cuộc chiến thường trực đó (với Iran) nên Israel vào thời điểm hiện tại ủng hộ bất kỳ lực lượng đối lập Syria nào, kể cả các nhóm cực đoan Sunny, thậm chí cả tổ chức “An- Nusra” bị cấm tại Nga (nên sẽ gây khó khăn cho Nga). Nhưng phải thừa nhận một điều là Israel không tham gia vào các chiến dịch tuyên truyền cuồng loạn chống Nga của Phương Tây.

Rất khó tìm hiểu nguyên nhân bài Iran của Tel- Aviv. Có lẽ cần những nghiên cứu riêng. Nhưng cực kỳ khó tin là Matxcova có thể thuyết phục làm thay đổi ở một mức độ nào đó quan điểm của Tel- Aviv.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng Bộ CHQS tỉnh

Thay mặt các linh mục, chức sắc, chức việc cùng bà con giáo dân tỉnh nhà, linh mục Gioan Baotixta Nguyễn Khắc Bá - Tổng đại diện Giáo phận Hà Tĩnh chúc mừng cán bộ, chiến sỹ LLVT Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.