Vũ khí phụ cực mạnh trên xe tăng Việt Nam

Với hệ thống súng máy cực mạnh do Việt Nam tự sản xuất, vũ khí phụ trên T-54/55 Việt Nam mạnh ngang những dòng tăng thế hệ mới hiện nay.

Vũ khí phụ cực mạnh

Trong phóng sự "Lữ đoàn Tăng - Thiết giáp 206: Chú trọng rèn luyện thực tiễn thông qua diễn tập" trên báo QĐND vừa qua, lực lượng xe tăng đã phô diễn sức mạnh trong diễn tập bắn đạn thật.

Ngoài vũ khí chính là pháo D-10T2S cỡ 100 mm, trên những cỗ tăng T-55 còn được trang bị vũ khí phụ là tổ hợp súng máy tự động 12,7mm - dòng vũ khí Việt Nam tự sản xuất.

Tổ hợp súng 12,7mm có thể triển khai trên nhiều phương tiện quân sự khác nhau như tàu, xuồng sử dụng hệ thống điều khiển từ xa kết hợp camera chỉ thị mục tiêu, đưa đường ngắm trực tiếp trên thân súng vào màn hình điều khiển để xạ thủ ngắm bắn.

vu khi phu cuc manh tren xe tang viet nam

Lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam bắn đạn thật.

Vỏ nòng súng được xẻ rảnh để tăng khả năng làm mát, và được gắn với một bộ phận giảm giật lớn. Dây đạn của súng được thiết kế khá đặc biệt và cứ 5 hoặc 3 viên đạn xuyên giáp thì gài vào 1 viên đạn lửa có tác dụng dẫn đường trong xạ kích ban đêm hoặc trong môi trường ánh sáng yếu.

Đạn lửa giúp cho xạ thủ quan sát được đường đi của loạt đạn để kịp thời điều chỉnh đường ngắm. Loại đạn này cũng có tác dụng sát thương như đạn xuyên. Đạn 12.7 mm còn có thể xuyên thép 15mm ở cự ly 500m.

Súng sử dụng cơ cấu nạp đạn bằng khí nén, tốc độ bắn 800 viên/phút. Sơ tốc đạn 845m/s, tầm bắn hiệu quả 1,5km khi phòng không và 2km khi tấn công các mục tiêu mặt đất. Cùng với khả năng tự động, súng còn được thiết kế có tay cầm phụ đằng trước giúp cho việc di chuyển súng một cách dễ dàng. Phiên bản thông thường có thể trang bị kính ngắm quang học cho khả năng tác xạ một cách chính xác hơn.

Hiện nay súng được sử dụng trong quân đội gần 50 quốc gia, biến chúng thành một trong những khẩu súng máy hạng nặng phổ biến nhất thế giới. Tại Việt Nam súng được trang bị trên tàu chiến, phiên bản xe tăng T-54/55 cải tiến và nhiều phương tiện khác.

Nâng cấp mới

Để tăng cường sức mạnh cho lực lượng xe tăng không còn mới trong khi mua xe mới chưa được nhiều, Việt Nam đã tiến hành nâng cấp với T-55. Nguyên mẫu đầu tiên của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) T-55 nâng cấp - được phân loại bằng tên định danh T-55M3 đã khá quen thuộc khi xuất hiện nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng.

So với nguyên bản, chiếc MBT hiện đại hóa này mang pháo M68 cỡ nòng 105 mm, được bổ sung kính ngắm và cảm biến khí tượng hiện đại, đi kèm với đó là giáp hộp composite bao quanh tháp pháo cùng diềm chắn xích lắp bên hông.

Sau thời gian dài im hơi lặng tiếng, một nguyên mẫu khác của xe tăng T-55 nâng cấp đã xuất hiện theo cách khá tình cờ, nó được ghi lại trong tình trạng đang nằm trên xe đầu kéo chạy ngoài đường quốc lộ.

Thay đổi lớn nhất của chiếc T-55 trên là nó giữ lại pháo chính D-10T2S cỡ 100 mm nhưng bổ sung ốp bọc nòng cách nhiệt và chưa thấy lắp diềm chắn xích, số hiệu chiếc xe tăng trên chưa lộ diện.

Gần đây xuất hiện thêm hình ảnh một chiếc T-55 nâng cấp khác đang nằm trong nhà xưởng với số hiệu 326 sơn trên tháp pháo, rất nhiều khả năng nó chính là chiếc được bắt gặp ngoài đường. Trong bức ảnh này, phần giáp phản ứng nổ ốp trước mũi có thể quan sát dễ dàng hơn.

vu khi phu cuc manh tren xe tang viet nam

Diện mạo mới của chiếc T-55M3.

Tưởng như số lượng T-55 nâng cấp mới chỉ dừng lại ở con số 2 thì lại xuất hiện thêm nguyên mẫu thứ ba, tấm ảnh trên cho thấy chiếc T-55 này mang số hiệu bắt đầu bằng số 4.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại đã có ít nhất 3 chiếc T-55 được mang ra để nâng cấp thử nghiệm, mong rằng công việc đánh giá tính năng sẽ sớm hoàn thành để nhân rộng mô hình này ra toàn quân.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.