Xã hội

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

“Cố gắng học tập tốt con nhé, học thật giỏi để không phụ tình thương yêu và sự kỳ vọng của các bác, các anh chị ở “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” tỉnh và mọi người đã đồng hành, tiếp sức cho con”. Trong những cuộc trò chuyện với con trai qua điện thoại, chị Đoàn Thị Loan ở thôn Bình Minh, xã Hương Bình (Hương Khê) luôn dặn con như thế. Với mẹ con chị, đó là những ân tình, là động lực vô cùng to lớn.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Em Phạm Đình Việt (SN 2003, con trai chị Đoàn Thị Loan) hiện là sinh viên lớp K71 - Khoa Toán - Tin Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Việt là một trong số 137 học sinh nghèo hiếu học được “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” tỉnh Hà Tĩnh trao học bổng, tiếp sức đến giảng đường từ tháng 9/2021.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Mồ côi bố từ nhỏ, mẹ thường xuyên đau yếu, Việt sớm ý thức được hoàn cảnh của mình và luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, trở thành chỗ dựa tinh thần cho mẹ. Ngay từ lúc còn nhỏ, sáng cắp sách đến trường, chiều về Việt chịu khó đỡ đần, phụ giúp mẹ việc đồng áng, việc nhà. Tối đến, em lại miệt mài bên những con chữ, con số... Những năm học THCS, THPT, nhà nghèo, không có điều kiện đi học thêm, Việt chỉ có thể chăm chỉ tự học ở nhà và học hỏi thêm từ thầy cô, bạn bè, tham khảo qua các tài liệu, sách báo, mạng internet.

Thương con ham học, ngoan ngoãn, dù sức khỏe yếu lại mắc bệnh tuyến giáp nhưng chị Loan vẫn cố gắng làm ruộng, làm vườn, nuôi gà để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống và có tiền cho con đi học. “Bố mất khi Việt mới 9 tuổi. Cuộc sống vốn đã chật vật, mất đi người trụ cột gia đình lại càng trở nên khốn khó hơn. Hai mẹ con chỉ biết cố gắng bao bọc, động viên nhau vượt qua khó khăn. Việt rất ngoan ngoãn và biết thương mẹ, ngoài chăm chỉ học tập, cháu còn tranh thủ giúp đỡ tôi nhiều việc; tất tả chăm sóc mẹ lúc ốm đau” - chị Loan xúc động chia sẻ.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Trải lòng về người con trai, chị Loan không nén nổi xúc động: “Việt hiểu chuyện và thương mẹ, nên nhiều khi đi học xa về dù mệt nhọc, vất vả nhưng chưa bao giờ con ca thán, thậm chí còn giúp mẹ việc nhà, đồng áng. Nhiều lúc nhìn con tôi thấy đau lòng!”.

Mặc dù cuộc sống gặp vô vàn khó khăn nhưng Việt chưa bao giờ tự ti về hoàn cảnh của mình, ngược lại em luôn lấy đó làm động lực để nỗ lực vươn lên. Suốt 12 năm học phổ thông, Việt luôn xếp loại xuất sắc về kết quả học tập; nhiều năm liền là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Hóa học. Đặc biệt, khi đang học lớp 12 Trường THPT Hương Khê, Việt đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Việt đạt 27,6 điểm cho 3 môn Toán - Hóa - Lý và là học sinh có điểm thi vào khối A cao nhất của Trường THPT Hương Khê.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Thầy Nguyễn Trí Dũng và chị Đoàn Thị Loan trò chuyện về cuộc sống, học tập của em Phạm Đình Việt.

Thầy Nguyễn Trí Dũng - giáo viên chủ nhiệm 3 năm học THPT của Việt chia sẻ: “Với bạn bè và các thầy cô giáo, kết quả đó của Việt không hề bất ngờ bởi em luôn là học sinh đứng trong tốp đầu của lớp. Không chỉ học giỏi, Việt còn nhiệt tình tham gia các phong trào, hoạt động của lớp, của trường. Vì vậy, em luôn được mọi người quý mến”.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Ngày nhận kết quả tuyển sinh đại học, căn nhà nhỏ của Việt ở thôn Bình Minh, xã Hương Bình ngập tràn niềm vui. Nhưng, xen lẫn trong những nụ cười là tiếng thở dài của cậu học trò nghèo ham học và nỗi lo lắng, xót xa hiện rõ trong đôi mắt người mẹ khi nghĩ đến những khoản chi phí cho 4 năm đại học.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con chị Loan.

Việt bộc bạch: “Trước đây, ước mơ của em là trở thành bác sỹ, nhưng để theo đuổi nghề y sẽ mất nhiều thời gian và chi phí học tập. Vì vậy, từ năm lớp 11, em chuyển hướng và đã đạt được mục tiêu vào Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Mặc dù học sư phạm được miễn học phí nhưng em rất lo lắng vì các khoản chi phí sinh hoạt vẫn sẽ là gánh nặng rất lớn với mẹ”.

Thật may mắn, cuối tháng 8/2021, mẹ con Việt bất ngờ đón nhận niềm vui lớn khi cán bộ “Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” đến khảo sát hoàn cảnh gia đình và sau đó được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng trong suốt quá trình học đại học. Khi có thông tin Việt là một trong số các học sinh được quỹ nhận hỗ trợ học đại học, mẹ con Việt đã ôm lấy nhau khóc trong niềm xúc động. Khoản tiền được hỗ trợ không chỉ giúp gia đình hóa giải nỗi lo về kinh phí học tập mà còn tiếp thêm niềm tin, nghị lực để cậu học trò nghèo vượt qua khó khăn, vững bước tiến đến một tương lai tươi sáng.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Căn nhà nhỏ của hai mẹ con chị Loan đan kín bởi những tấm giấy khen của cậu con trai chăm ngoan, học giỏi Phạm Đình Việt.

“Niềm hạnh phúc khi đón nhận tin vui từ quỹ, em không thể diễn tả thành lời. Với em, quỹ đã trở thành “người mẹ, người bố” thứ 2 nâng bước cho em. Từ chỗ không dám chắc mình có vượt qua được 4 năm học đại học hay không thì bây giờ, em đã toàn tâm, toàn ý phấn đấu học tập thật tốt, đạt kết quả cao nhất để không phụ công ơn và niềm tin mà mọi người đã dành cho em” - Việt xúc động tâm sự.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Phạm Đình Việt hiện đang là thành viên CLB Nghiên cứu khoa học của Khoa Toán – Tin của Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội.

Đến nay, trải qua 3 kỳ học (học theo tín chỉ), học kỳ nào Việt cũng đạt thành tích học sinh giỏi với số điểm trung bình 3.54/4.0. Hiện em là lớp phó phụ trách học tập, thành viên CLB Nghiên cứu khoa học của Khoa Toán - Tin và thành viên đội thanh niên tình nguyện xung kích của khoa. Việt cho biết: “Năm đầu tiên ở giảng đường đại học, em cố gắng bắt nhịp với việc học và tham gia hoạt động ngoại khóa, tình nguyện. Em cũng đã lên kế hoạch từ năm học sau sẽ vừa học, vừa tham gia hoạt động khoa học. Nếu sắp xếp được thời gian, em sẽ tranh thủ làm thêm để vừa trải nghiệm, vừa có thêm thu nhập. Mong sao mọi ước mơ, dự định của bản thân thành hiện thực để em trở về cống hiến, đền đáp những ân tình của quê hương”.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Chị Loan vui vẻ gói ghém yêu thương vào mớ rau, quả cà tất tả gửi ra cho con trai đang học xa nhà.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 2): Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

Trở lại gia đình Việt sau gần 1 năm em bước chân vào trường đại học, mẹ em đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, bày tỏ niềm tự hào về cậu con trai, niềm hạnh phúc khi hoàn cảnh gia đình được cả cộng đồng chia sẻ, tiếp sức. Vừa cẩn thận gói những mớ rau, quả cà để gửi ra Hà Nội cho con trai (Việt vẫn chưa về nghỉ hè), chị Loan tâm sự: “Mọi thứ cứ như một giấc mơ vậy! Dù con đã nhận học bổng của quỹ, đã đi học 1 năm nhưng cảm giác trong tôi vẫn lâng lâng khó tả. Được quỹ đồng hành, san sẻ, tôi thấy an tâm rất nhiều. Tôi cũng có thêm niềm tin, động lực để cùng con cố gắng trong chặng đường phía trước”.

.....

>> Bài 1: Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

>> Bài 3: Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

>> Bài cuối: Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học

(Còn nữa)

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Chủ đề Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học Hà Tĩnh

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.