Xã hội

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Với vai trò là người đứng đầu cơ quan thường trực Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”, Chủ tịch Hội Khuyến học Đoàn Đình Anh chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh niềm vui về thành quả của chương trình khuyến học có ý nghĩa sâu sắc, lần đầu tiên được triển khai, đồng thời cũng bày tỏ trăn trở về những khó khăn trong việc duy trì và phát triển hoạt động của quỹ một cách bền vững.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

PV: Xin ông khái quát về kết quả hoạt động của Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” trong năm học đầu tiên 2021-2022?

Ông Đoàn Đình Anh: Xuất phát từ tình hình thực tế Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Hà Tĩnh có số lượng khá lớn học sinh (HS) đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không thể tiếp tục học đại học, Thường trực Tỉnh ủy đã có sáng kiến thành lập quỹ để hỗ trợ các em, đồng thời, giao Hội Khuyến học tỉnh chủ trì thực hiện. Bám sát chỉ đạo của tỉnh, tháng 8/2021, Hội Khuyến học tỉnh vừa phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy để xây dựng dự thảo quy chế hoạt động của quỹ, vừa phối hợp với các ngành GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Tỉnh đoàn để khảo sát cụ thể hoàn cảnh của 357 HS có kết quả 3 môn thi đạt 25 điểm trở lên, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hội Khuyến học và Văn phòng Tỉnh ủy cũng tham mưu cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy gửi thư ngỏ tới các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp (DN), cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh đồng hành ủng hộ quỹ.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng các đơn vị tiếp nhận biểu trưng ủng hộ Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” của các doanh nghiệp (18/9/2021). Ảnh: Ngọc Loan

Ngày 24/8/2021, Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” chính thức ra đời. Các cơ quan truyền thông đại chúng đồng loạt tuyên truyền, kêu gọi đóng góp, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và nhiều DN, nhà hảo tâm hưởng ứng tài trợ. Trên cơ sở một số quy định hỗ trợ cụ thể, qua quá trình khảo sát, chúng tôi đã chọn được 137 em đưa vào danh sách hỗ trợ, trong đó, cấp tỉnh 101 em, cấp huyện 36 em.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Theo quy định về định mức và thời gian hỗ trợ, đối với các em đạt từ 28 điểm trở lên, sinh viên học ngành y được hỗ trợ 2.500.000 đồng/tháng; các trường thuộc khối công an, quân sự, biên phòng hỗ trợ 500.000 đồng/tháng; các trường khác: 2.000.000 đồng/tháng… Thời gian hỗ trợ là 10 tháng/năm; không quá 6 năm đối với sinh viên học đại học ngành y; không quá 5 năm đối với các trường khối kỹ thuật, công an, quân sự; không quá 4 năm đối với các trường còn lại. Đối với các em đạt từ 25 điểm đến dưới 28 điểm, quỹ hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chắp cánh ước mơ” được tổ chức nhằm cổ vũ, vinh danh những học sinh học giỏi, nỗ lực vượt khó; tri ân các tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học đại học” (ngày 18/10/2021). Ảnh: Đình Nhất

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Sau gần 1 năm thành lập và đi vào hoạt động, tính đến ngày 31/5/2022, quỹ cấp tỉnh đã nhận được sự tài trợ của 56 cơ quan, DN, cá nhân với số tiền 9.031.200.000 đồng; quỹ các huyện đạt 2.800.000.000 đồng; số tiền các đơn vị cam kết sẽ chuyển theo từng năm đạt 2.290.000.000 đồng; số tiền các đơn vị hỗ trợ trực tiếp cho 10 em khoảng 1.800.000.000 đồng… Có thể nói, sự ra đời và đồng hành của quỹ với các em HS gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học đại học có ý nghĩa hết sức to lớn. Hầu hết các em được quỹ hỗ trợ đều nỗ lực phấn đấu, học tập, rèn luyện và đạt được những kết quả cao. 100 em đã có kết quả học tập năm học thứ nhất gửi về quỹ cho thấy, có 8 em đạt thành tích học tập xuất sắc, 40 em đạt loại giỏi, 50 em đạt loại khá và 2 em đạt loại trung bình.

Video: Sinh viên Đậu Thị Thuần (quê xã An Hòa Thịnh, Hương Sơn) - Khoa Truyền hình - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội chia sẻ về ý nghĩa của quỹ hỗ trợ.

Các em HS nhận được sự hỗ trợ của quỹ đều rất vui mừng, phấn khởi, nhiều em đã viết thư gửi về quỹ, bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc và chân thành tới các nhà tài trợ. Nhiều em gửi thư trực tiếp cho đồng chí Bí thư Tỉnh ủy với những tình cảm trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã hết mực quan tâm, chăm lo cho thế hệ trẻ. Qua nhóm Zalo được lập giữa các cháu, Thường trực Hội Khuyến học tỉnh và đặc biệt là có sự tham gia của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, các cháu thường xuyên trao đổi thông tin, chia sẻ niềm vui, kể cả những khó khăn trong học tập và rèn luyện; động viên, khích lệ nhau cùng vượt qua khó khăn để phấn đấu vươn lên.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Phan Thị Hương (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) - Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh); Nguyễn Thị Nguyên Ngọc (thị trấn Thiên Cầm, Cẩm Xuyên) - Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Nguyễn Tuấn Dũng (xã Sơn Kim 2, Hương Sơn) - Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội; Đinh Thị Minh Trang (xã Thanh Bình Thịnh, Đức Thọ) - Trường Đại học Y Dược Huế (từ trên xuống dưới) là bốn trong số những sinh viên đang nhận được sự đồng hành của quỹ.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Đại diện Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học, cơ quan Báo Hà Tĩnh trao quyết định đỡ đầu em Nguyễn Thị Nguyên Ngọc (thị trấn Thiên Cầm - Cẩm Xuyên) - tháng 9/2021. Ảnh: Phan Trâm

Từ việc thành lập và vận hành quỹ cấp tỉnh cùng sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo tỉnh, phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, hỗ trợ HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã lan tỏa đến các cấp, ngành. Năm 2021, ngoài sự hỗ trợ của quỹ cấp tỉnh, 13/13 huyện, thị, thành đều phát động phong trào hỗ trợ HS gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học, hỗ trợ máy tính cho HS nghèo. Nhiều chương trình đồng hành, hỗ trợ HS nghèo được các cấp, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện, tạo sự lan tỏa sâu rộng về tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng.

PV: Bên cạnh kết quả đạt được, việc vận hành quỹ có gặp khó khăn, vướng mắc gì cần tháo gỡ không, thưa ông?

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Ông Đoàn Đình Anh: Điều mà chúng tôi - những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổ chức quản lý và vận hành quỹ trăn trở nhất là việc duy trì hoạt động và phát triển của quỹ trong thời gian tới. Khó khăn trước hết là việc huy động quỹ mới chỉ thực hiện đến các nhà hảo tâm, các DN là chủ yếu, vì vậy, tính ổn định, bền vững chưa cao. Do chưa triển khai được cuộc vận động sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nên nguồn quỹ huy động được còn ít. Nếu với mức quỹ như hiện nay, chúng ta chỉ đủ để hỗ trợ các cháu khóa đầu tiên và khoảng 50-60 cháu của khóa thứ 2 - bắt đầu từ năm học 2022-2023, trong khi, mỗi năm, Hà Tĩnh có khoảng 17-18 nghìn cháu tốt nghiệp THPT. Trong số đó, chỉ tính ở mức 2-3% số cháu có hoàn cảnh khó khăn thì có 350-500 cháu và số cháu có điểm cao để nhận được hỗ trợ của quỹ ước tính trên dưới 100. Do vậy, để đủ nguồn quỹ hỗ trợ trong những năm tiếp theo rất cần sự chung tay của cộng đồng.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Can Lộc là một trong những địa phương có quỹ và thực hiện hỗ trợ hằng tháng.

Bên cạnh đó, nhận thức và sự vào cuộc của một số cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập chưa cao. Hiện chưa tập trung củng cố và xây dựng được bộ máy làm công tác khuyến học, khuyến tài đủ mạnh để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ khuyến học nói chung và việc triển khai thực hiện Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh khó khăn vào đại học” nói riêng. Mặc dù Tỉnh ủy đã có Công văn số 545 CV/TU đề nghị BTV các huyện, thành, thị ủy kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ các em gặp hoàn cảnh khó khăn đậu đại học ngoài số em đã được tỉnh hỗ trợ, song, việc thực hiện ở nhiều địa phương đạt kết quả còn thấp. Đến nay, mới chỉ có 3 địa phương: TX Kỳ Anh, huyện Hương Khê, huyện Can Lộc là có quỹ và thực hiện hỗ trợ hằng tháng cho các cháu. Các địa phương còn lại mới dừng ở việc hỗ trợ một lần khi nhập học.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Đoàn Đình Anh hướng dẫn em Trà Giang (thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) làm hồ sơ nhận hỗ trợ từ Quỹ "Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” (ngày 26/09/2021). Ảnh: Ngọc Loan

PV: Ông có những đề xuất gì để quỹ có thêm nguồn lực mới và đồng hành hiệu quả hơn nữa với những hạt giống tương lai của vùng đất học?

Ông Đoàn Đình Anh: Thời gian tới, để quỹ tiếp tục duy trì hoạt động và phát triển hơn nữa, các cấp, ngành cần chung tay thực hiện tốt một số nội dung sau: Trước hết, cần tích cực thông tin, tuyên truyền để lan tỏa sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về tính nhân văn của việc hỗ trợ các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học giỏi được tiếp tục học đại học.

Thứ hai, tập trung vận động để thu hút nguồn lực cho quỹ. Bên cạnh sự hỗ trợ của các DN, nhà hảo tâm, cần có sự hỗ trợ của các ngành chức năng về huy động nguồn lực tại chỗ. Vận động sự tham gia đóng góp cho quỹ của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong tỉnh.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài cuối): Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Tĩnh Đoàn Đình Anh chia sẻ với PV Báo Hà Tĩnh về kế hoạch phát triển quỹ trong thời gian tới.

Thứ ba, năm 2022, tỉnh đã trích ngân sách 2 tỷ đồng hỗ trợ quỹ, song cần có chủ trương để hằng năm, ngân sách các cấp trích một nguồn nhất định bổ sung cho quỹ. Nếu được như vậy thì quỹ sẽ ngày càng bền vững và có thêm nhiều cháu được hỗ trợ.

Ngoài những giải pháp huy động nguồn quỹ cấp tỉnh nói trên, cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố cần triển khai có hiệu quả Công văn 545/CV/TU của Tỉnh ủy, sớm thành lập quỹ ở cấp huyện để tiếp tục hỗ trợ các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ngoài số em đã được quỹ tỉnh hỗ trợ nhằm lan tỏa, mở rộng hơn nữa chương trình khuyến học để tiếp sức các em sinh viên nghèo trên giảng đường đại học.

PV: Xin cảm ơn ông!

>> Bài 1: Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

>> Bài 2: Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

>> Bài 3: Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Chủ đề Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học Hà Tĩnh

Đọc thêm

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Công điện ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công điện điện: UBND các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận; các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về việc ứng phó với bão MAN-YI gần biển Đông.
Thông tin mới nhất về bão USAGI

Thông tin mới nhất về bão USAGI

Tin mới nhất về bão USAGI, hiện đang ở gần Nam Đài Loan, sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn, nguy cơ cao với tàu thuyền. Biển động rất mạnh.
Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.