Mùa Vu Lan…

(Baohatinh.vn) - Vu lan - lễ báo hiếu không còn là văn hóa của riêng Phật giáo mà đã trở thành nét đẹp văn hóa của đa số người dân Việt Nam. Mỗi tháng 7 âm lịch về, tâm tư con người lại trở nên lắng sâu hơn trong những nghĩa cử báo hiếu với bậc sinh thành...

Mùa Vu Lan…

Mùa Vu Lan…

Mùa Vu Lan…

Mùa Vu Lan…

Vu Lan - chưa cần cắt nghĩa của từ, chỉ thanh âm vang lên khi người ta gọi tên nghi lễ ấy cũng đã đủ để thức dậy bao nhiêu tâm tư. Báo hiếu với ông bà tổ tiên, với bậc sinh thành là một truyền thống văn hoá của Việt Nam từ xưa đến nay, nhưng lễ Vu Lan của Phật giáo đã tô đậm thêm truyền thống đó và trở thành một sinh hoạt văn hoá chung của cộng đồng trong nhiều năm qua. Báo hiếu không chỉ được thực hiện trong mùa Vu Lan nhưng mùa Vu Lan là cơ hội để con cái, cháu chắt thêm một lần tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, là thời điểm để những thương nhớ, thành kính cũng như sám hối được cất lời…

Mùa Vu Lan…

Mùa Vu Lan…

Vu lan xuất phát từ câu chuyện Tôn giả Mục Kiền Liên tụng niệm cứu mẹ. Tích xưa của nhà Phật kể lại, bà Thanh Đề - mẹ của Mục Kiền Liên là người giàu sang nhưng tâm địa lại ác độc. Mục Kiền Liên biết rằng, mẹ mình luôn tạo ra nghiệp ác nên đã sớm xuất gia để cứu rỗi linh hồn của mẹ. Khi bà Thanh Đề mất, Mục Kiền Liên đã cầu xin và được Phật Thích Ca hướng dẫn đợi ngày các sư kết thúc “khóa an cư”, tổ chức “tự tứ” (ngày rằm tháng 7 âm lịch) là ngày các sư hoan hỷ nhất thì xin các sư tụng niệm độ trì cho. Mục Kiền Liên đã làm theo lời Đức Phật và cứu chuộc được vong hồn của mẹ thoát khỏi hỏa ngục. Từ đó, Phật giáo cũng lấy ngày rằm tháng 7 hàng năm làm ngày lễ quan trọng với tên gọi là Vu lan.

Mùa Vu Lan…

Trong nhiều lần trò chuyện với các sư thầy ở các ngôi chùa, điều mà tôi thấm thía nhất không phải là người Việt đã tiếp nhận tư tưởng, triết lý Phật giáo như thế nào mà chính là Phật giáo đã dần dần được dân gian hóa, trở thành Phật giáo Việt Nam. Văn hóa Phật giáo đã đi vào tiềm thức tư tưởng của một bộ phận lớn người dân Việt Nam nên những lễ nghi của Phật giáo cũng dần dần trở thành nghi lễ chung của cộng đồng, được cộng đồng tích cực tham gia. Trong đó, xúc động nhất chính là lễ Vu lan báo hiếu vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Đặc biệt, nhiều năm lại nay, Vu lan không chỉ là 1 ngày mà còn trở thành một mùa khi khắp các ngôi chùa, ngay từ đầu tháng 7 đã bắt đầu chuẩn bị và lần lượt tổ chức lễ Vu lan.

Mùa Vu Lan…

Mùa Vu Lan…

Lễ Vu lan được tổ chức ở các chùa rất trang trọng với các nghi lễ: Dâng hoa cúng dường, cảm niệm Vu lan, bông hồng cài áo, sư thầy đạo từ (giáo huấn). Và ở bất kỳ chùa nào, năm nào cũng vậy, lễ Vu lan đều diễn ra vô cùng xúc động. Khi dâng hoa cúng dường, khi nghe đọc cảm niệm, khi sư thầy giáo huấn hay khi được đội hành lễ cài hoa vào ngực áo thì tất cả phật tử đều rơi nước mắt. Có giọt nước mắt hạnh phúc, có giọt nước mắt thương nhớ và cũng có cả những giọt nước mắt ăn năn, sám hối.

Cụ bà Nguyễn Thị Mai (thôn Bình Tiến, Thạch Tân, Thạch Hà) cho biết: “Tôi năm nay đã 95 tuổi và đã tham gia rất nhiều lễ Vu lan ở các chùa. Xúc động lắm. Trong đó, xúc động nhất là lúc được các cháu cài bông hoa hồng trên ngực áo. Nhà tôi nghèo, chưa báo đáp được gì thì cha mẹ đã qua đời, anh em tôi chỉ biết báo đáp bằng cách sống thật nghĩa tình, lương thiện và luôn đọc kinh cầu cho vong hồn cha mẹ siêu thoát”.

Mùa Vu Lan…
Mùa Vu Lan…
Mùa Vu Lan…
Mùa Vu Lan…

Tham gia hành lễ ở chùa Giai Lam (Thạch Tân - Thạch Hà) nhiều năm nay, em Lê Hồng Nhung đã ghi dấu trong lòng mình rất nhiều cảm xúc. Hồng Nhung cho biết: “Chưa bao giờ em cảm nhận đầy đủ ý nghĩa lễ Vu lan như khi đọc bài cảm niệm. Em tin rằng, khi bài cảm niệm cất lên cũng là lúc các phật tử nghĩ đến cha mẹ mình nhiều nhất. Và những đạo lý của nhà Phật cũng được thấm nhuần vào tâm tư phật tử sâu nhất trong giờ khắc đó”.

Mùa Vu Lan…

Nho giáo, Phật giáo có rất nhiều quan niệm về hiếu hạnh và quan niệm nào cũng lấy chữ hiếu làm đầu trong đạo lý của một con người. Bởi luôn lấy chữ hiếu làm đầu nên Vu lan ở Việt Nam không chỉ được tổ chức ở các ngôi chùa mà còn được tổ chức riêng lẻ ở nhiều gia đình. Dân gian Việt Nam còn coi đó là ngày vong hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình được xá tội, vì vậy, con cháu phải lo cúng lễ chu đáo vừa để cảm tạ bậc sinh thành, vừa để tạ ơn thay cha mẹ. Trong ngày đó, con cháu cùng sum họp để làm cơm cúng ông bà, tổ tiên và cùng ôn lại những kỷ niệm của gia đình. Thông qua đó, con cháu hiểu rõ hơn về những vất vả của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, ý thức hơn trong việc tự trau dồi hiếu hạnh của mình từ trong suy nghĩ đến hành động.

Mùa Vu Lan…

Lễ Vu lan không phải là ngày kỷ niệm mà đó là dịp để mỗi một người tự soi lại mình, đồng thời để tôn vinh đạo lý hiếu hạnh của đạo làm người. Vu lan được tổ chức quy mô, trang trọng và linh thiêng ở các ngôi chùa còn có ý nghĩa xã hội lớn.

Tiếng kinh Vu lan, bài đạo từ của sư thầy và bài cảm niệm trong nghi lễ, những bông hồng cài lên ngực áo, nén hương trên bàn thờ tổ tiên như một lời nhắc nhở để mỗi người biết hướng về điều thiện trong suy nghĩ và hành động. Đó cũng là một trong muôn vàn cách bày tỏ lòng hiếu đễ với bậc sinh thành như lời Đại đức Thích Tâm Nguyện - Trụ trì chùa Giai Lam đã nói trong lễ Vu lan vừa qua: “Cha mẹ dù mất đi nhưng vẫn mãi còn trong mình nếu mình còn nhớ”.

Mùa Vu Lan…
Mùa Vu Lan…

Ảnh: Giang nam - tuệ mẫn

thiết kế: huy tùng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast