Facebook và một nhóm các công ty viễn thông đang hợp tác xây dựng tuyến cáp ngầm toàn diện nhất thế giới kết nối tới châu Phi và Trung Đông, nơi gần một tỷ người chưa có internet.
Dự án mang tên 2Africa, sẽ xây dựng tuyến cáp ngầm dài đến 37.000 km kết nối internet liên thông giữa châu Âu, Trung Đông tới 21 điểm của 16 quốc gia tại lục địa châu Phi, dung lượng thiết kế đạt 150 Terabyte/giây (Tbps).
Trong một tuyên bố chung, các công ty cho biết, họ hy vọng hệ thống sẽ hoạt động vào năm 2023 hoặc đầu năm 2024.
Theo tính toán, hệ thống cáp quang mới sẽ có dung lượng lớn gấp ba lần tổng dung lượng của tất cả các hệ thống cáp quang biển hiện châu Phi đang sử dụng. Các đối tác chính tham gia dự án bao gồm Tập đoàn viễn thông MTN GlobalConnect của Nam Phi, WIOCC của đảo quốc Mauritius, China Mobile International của Trung Quốc, tập đoàn viễn thông Pháp Orange SA, công ty Telecom Egypt của Ai Cập và Tập đoàn viễn thông Vodafone của Anh. Facebook và các nhà khai thác viễn thông không tiết lộ họ đã đầu tư bao nhiêu tiền vào dự án.
Mạng lưới tàu ngầm của Alcatel sẽ phụ trách việc xây dựng tuyến cáp biển chạy từ Tây Ban Nha qua Địa Trung Hải, dọc theo Kênh đào Suez và qua phía đông châu Phi trước khi quay về hướng bắc gần Mũi Hảo Vọng, chạy dọc theo sườn phía tây của lục địa và đến Anh.
Dự án 2Africa sẽ sử dụng công nghệ cáp quang mới với 16 cặp lõi thay vì 8 cặp lõi của công nghệ cũ, qua đó tăng cường đáng kể dung lượng băng thông cũng như chất lượng truyền dẫn. Bên cạnh đó, hệ thống cáp sẽ được tích hợp công nghệ chuyển mạch quang học nhằm tăng cường biên độ và tính linh hoạt trong quá trình điều chỉnh băng thông.
Đặc biệt, hệ thống cáp quang biển của 2Africa sẽ được chôn sâu hơn 50% so với hệ thống cáp quang truyền thống nhằm giảm thiểu nguy cơ hư hại do các tác động xung quanh.
Ông Najam Ahmad, Phó Chủ tịch Cơ sở hạ tầng mạng tại Facebook, cho biết: “2Africa là một dự án chính trong đầu tư của chúng tôi vào châu Phi để giúp nhiều người vào internet nhanh hơn. Chúng tôi đã thấy tận mắt tác động tích cực của việc tăng kết nối đối với cộng đồng, từ giáo dục đến chăm sóc sức khỏe”.
Cáp ngầm cũng sẽ giúp Facebook và những doanh nghiệp khác giảm chi phí băng thông.
Trong quý 2 vừa qua, dân cư mạng Việt Nam quan tâm nhiều đến việc sáp nhập tỉnh, thành, chờ đón dấu mốc "sắp xếp lại giang sơn", cùng với đó là kỳ nghỉ hè bận rộn với "khối nghỉ hưu" và "khối nghỉ hè".
Thói quen sử dụng các trang web “lậu” - những nền tảng chia sẻ nội dung không có bản quyền - có thể sẽ phải “trả giá đắt” nếu vô tình click vào những quảng cáo trá hình.
Trong một bài đăng mới nhất trên mạng xã hội Weibo, leaker Instant Digital cho biết iPhone 17 Pro Max sẽ trở thành chiếc iPhone được trang bị viên pin dung lượng cao nhất từ trước đến nay.
Trên nền tảng TikTok, cư dân mạng đang truyền tai nhau cách dùng Google Maps để ngược dòng thời gian, thăm lại ngôi nhà của mình từ nhiều năm về trước.
Từ ngày 1/7, khi cả nước chính thức thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp và chỉ còn lại 34 tỉnh, nhiều xã, phường, thị trấn sẽ được sáp nhập, đổi tên hoặc điều chỉnh địa giới hành chính.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết ông sẽ tiết lộ danh tính một nhóm người "rất giàu có" sẽ mua lại TikTok trong hai tuần tới.
Có chatbot chỉ tốn trung bình 10 giây cho mỗi câu hỏi ở đề thi toán tốt nghiệp THPT năm 2025. Kết quả cho ra khá ấn tượng, nhưng không thể hiện rõ quá trình suy luận của AI.
Kế hoạch hành động chiến lược triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW đưa ra mô hình quản trị hiện đại, đồng bộ, thống nhất trong điều hành, tổ chức, triển khai; cơ chế giám sát, đánh giá theo thời gian thực nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết.
Bất chấp những tuyên bố từ các tên tuổi hàng đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng những lỗi cơ bản trong các mô hình suy luận khiến robot chưa thể vượt qua trí tuệ của con người.
Trước đây, để xóa lịch sử trò chuyện trên ChatGPT, bạn phải nhấn vào từng đoạn chat một cách thủ công, vừa mất thời gian lại tốn công sức nếu có nhiều cuộc trò chuyện.
Nhiều tính năng mới của trí tuệ nhân tạo của Apple hoạt động trên thiết bị hoặc đám mây bảo mật. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các thiết bị Android.
Gần như toàn bộ iPhone sản xuất tại Ấn Độ đang được Foxconn xuất khẩu sang Mỹ, đánh dấu nỗ lực của Apple nhằm đối phó với thuế quan cao mà ông Trump áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc.