Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

(Baohatinh.vn) - Trước những kết quả về đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, cán bộ, đảng viên tuyệt đối không chạy theo cảm xúc nhất thời hoặc phát ngôn sai trái cho rằng “do lỗi của chế độ” như các thế lực phản động xuyên tạc. Thay vào đó, phải nhìn nhận sự việc một cách cụ thể, đồng thời phải mở rộng theo hướng “vừa thấy cây, vừa thấy rừng”.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sáng 24/7. Ảnh: TTXVN

Thời gian qua, mặc dù công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đạt kết quả toàn diện, tuy nhiên, một số cán bộ, đảng viên vẫn nhận thức chưa đầy đủ, đây đó còn những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Những biểu hiện đó cần được loại bỏ để toàn Đảng, toàn dân thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động, qua đó, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực với quyết tâm mạnh mẽ hơn.

Nhìn sự việc, đánh giá sự việc phải cụ thể

Việc nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm, trong đó có các đảng viên giữ cương vị cao, trên thực tế đã tác động ít nhiều tới tư tưởng của người dân. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận những sai phạm đó một cách cụ thể, tuyệt đối không được chạy theo cảm xúc nhất thời, cảm tính, thiếu căn cứ, không nhìn toàn diện về sự việc, thậm chí nói theo theo một số phát ngôn chống đối Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng đến tư tưởng của Nhân dân và sự phát triển của xã hội.

Cùng đó, phải nhận thức rằng, số lượng cán bộ, đảng viên vi phạm, bất kể ở cấp nào, giữ cương vị ra sao đều bị xử lý cho thấy Đảng ta luôn kiên quyết với quan điểm: không có vùng cấm trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực và không ai có thể đứng trên pháp luật.

Mặt khác, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực luôn hết sức khó khăn, gian khổ. Kết quả đạt được cho thấy, hiệu quả kiểm soát quyền lực của bộ máy cũng như năng lực của người cán bộ làm công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở các cấp. Những con người đó đều do Đảng đào tạo, bồi dưỡng mà trưởng thành.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Liên tưởng tới phạm vi rộng hơn, từ Trung ương đến địa phương, có biết bao con người do Đảng đào tạo, bồi dưỡng, hiện đang giữ các trọng trách, vị trí công việc khác nhau trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu dân cư… Trong đó, có nhiều nhà khoa học, bao gồm các thành viên của Hội đồng Lý luận Trung ương đang thầm lặng nghiên cứu, đóng góp cho Đảng về lý luận con đường đi lên CNXH của đất nước ta.

Bởi vậy, khi Đảng lãnh đạo công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở một diện rất rộng nhưng lại xuất hiện tư tưởng và phát ngôn nói xấu Đảng, hoài nghi về phẩm chất cán bộ, đảng viên là rất tùy tiện, sai trái. Suy nghĩ, phát ngôn đó rất dễ bị những phần tử chống đối tác động, xúi giục, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nhân văn.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta (Ảnh baochinhphu).

Về thực tiễn, từ quá khứ đến hiện tại, không mô hình Nhà nước nào không tồn tại tình trạng tham nhũng, vì tham nhũng xuất phát từ bản chất của con người. Do vậy, cán bộ, đảng viên phải nói đúng, viết đúng, không phát ngôn tiêu cực theo kiểu “nói càn”, tuyệt đối không thể coi tham nhũng là sản phẩm của “chế độ” như các lực lượng phản động cố tình xuyên tạc.

Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối ủng hộ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng khởi xướng, lãnh đạo để xây dựng nền văn hóa liêm chính trong Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Mở rộng tư duy, không ngừng nâng cao đạo đức cách mạng

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề đạo đức của người cách mạng từ rất sớm.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, cùng với các biện pháp “pháp trị”, Đảng ta luôn chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thông qua nhiều giải pháp khác.

Trong đó, ngoài việc triển khai các giải pháp tuyên truyền, giáo dục là quan trọng, Đảng ta nêu cao việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo chuyên đề từng năm gắn với các quan điểm xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua các kỳ đại hội, hội nghị Trung ương.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Hà Tĩnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2022.

Những năm gần đây, không chỉ dừng lại ở tính chất “khuyến khích” như trước, Đảng còn đề ra quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Điều đó đồng nghĩa, Đảng vừa gia tăng pháp trị, vừa vận dụng linh hoạt giải pháp đức trị để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong bộ máy công quyền có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhiệm tốt công việc. Xét trong tính biện chứng, rèn luyện đội ngũ cán bộ trong bộ máy công quyền cũng chính là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Hội nghị Trung ương 4 (khóa XIII) đã bàn và quyết nghị về công tác xây dựng Đảng vừa cơ bản, lâu dài vừa tập trung trọng tâm, cấp bách và hợp lòng dân (Ảnh: Phạm Cường)

Điều này cũng góp thêm khía cạnh lý giải vì sao trong Kết luận 21-KL/TW ngày 25/10/2021, BCH Trung ương Đảng khóa XIII khẳng định: “Đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, không ít cá nhân chú tâm quá nhiều vào hạn chế của đời sống xã hội, do đó, không nhìn thấy hoặc cố tình phủ nhận những đóng góp quan trọng của vô vàn cán bộ, đảng viên đang nỗ lực, miệt mài lao động, cống hiến.

Sống trong môi trường đất nước ngày càng phát triển, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, nhưng nhiều cán bộ, đảng viên, người dân vẫn chưa nhìn thấy những điều kiện hạnh phúc đó. Từ đó, không nhận thấy trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, rất nhiều cán bộ, đảng viên, người dân không thấy được rằng, ngay ở các nước tư bản có nền kinh tế phát triển, tỉ lệ chênh lệch giàu - nghèo ngày một lớn, giữa các thành phố hoa lệ vẫn có những khu nhà ổ chuột, tình trạng bất ổn chính trị xảy ra tại nhiều nước, đấu đá nội bộ giữa các đảng phái, an ninh trật tự vô cùng phức tạp và tiềm ẩn rủi ro ngay cả với các nguyên thủ của quốc gia họ… Những nội dung này, dưới góc độ tổng kết thực tiễn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích rất rõ trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam”.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Sách Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Chắt.

Cùng với nhìn nhận hiện tình đất nước, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng ra sức nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đạo đức cách mạng trong bối cảnh hiện nay, trước hết là phải giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường phải thực sự vững vàng; phải hiểu được thực tiễn xây dựng đất nước và con đường đi lên CNXH mà Đảng, Nhân dân ta đã đánh đổi bằng máu xương, trí tuệ để lựa chọn; đồng thời, nhìn thấy những bế tắc, những mâu thuẫn không bao giờ giải quyết được trong nội bộ các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Quan trọng hơn, phải nhận thức về trách nhiệm của mình trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Ngay tại Mỹ, năm 1961, phát biểu trong lễ nhậm chức, Tổng thống John F. Kennedy đã nhấn mạnh nghĩa vụ với Tổ quốc rằng: “Các đồng bào của tôi: Đừng hỏi Tổ quốc có thể làm gì cho bạn mà hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu(1).

Cùng với nghĩa vụ phải làm, mỗi cán bộ, đảng viên phải đề cao cảnh giác với những luận điệu xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu cán bộ, những thủ đoạn xúi giục, lôi kéo của các thế lực thù địch. Nội dung này, ngoài việc tổ chức Đảng phải tuyên truyền, giáo dục, bản thân mỗi người phải tự học tập, nghiên cứu, thay đổi nhận thức, thì cấp ủy chi bộ phải không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt, trong sinh hoạt chi bộ phải thật sự chú trọng công tác chính trị tư tưởng.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng BCĐ Trung ương về Phòng, chống tham nhũng. Ảnh: toquoc.vn

Thực tế cho thấy, chỉ khi mỗi cán bộ, đảng viên trau dồi đạo đức cách mạng thì giá trị cá nhân mới được khẳng định và lan tỏa tới cộng đồng. Nếu không, sự nghiệp chính trị của cá nhân sẽ phá sản. Đó là bài học của những Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH Trung ương Đảng như: Đinh La Thăng, Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh cùng nhiều cán bộ cao cấp khác, các tướng lĩnh trong các lực lượng vũ trang… Nguy hại hơn, sự nghiệp chính trị ấy đổ vỡ còn kéo theo những ảnh hưởng tới niềm tin của Nhân dân vào Đảng, sự tồn vong của chế độ.

Loại bỏ những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (bài 2): “Phải nhìn cho kỹ, suy cho rộng”!

Đợt sinh hoạt chuyên đề “tự soi, tự sửa” tại các đảng bộ, chi bộ ở Hà Tĩnh đã và đang phát huy tính dân chủ, tự giác, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.

Từ quan điểm này, chúng ta hiểu vì sao trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng ta lại thực hiện một cách kiên quyết, kiên trì, giữ vững quan điểm. Đây là quyết tâm chính trị rất lớn của toàn Đảng trong xây dựng văn hóa chính trị dựa trên những nguyên lý của triết học Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi vì, “Văn hóa chính trị với tư cách là một Đảng cầm quyền thể hiện ở tính thống nhất, ý thức tổ chức, kỷ luật, dân chủ; đặc biệt là quyết tâm chính trị của Đảng trong việc tiêu diệt cái ác, cái xấu, vì tự do, hạnh phúc của Nhân dân” (2). Điều này cũng hoàn toàn thống nhất với nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng.

------------

1. Ban Biên tập Công ty CP Sách Alpha Books (Nguyễn Trường Uy hiệu đính và viết lời bình) (2018), Tổng thống Mỹ - những bài diễn văn nổi tiếng, NXB Thế giới, Hà Nội, tr.223.

2. Bùi Đình Phong (2009), Bản lĩnh văn hóa minh triết Hồ Chí Minh, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.202.

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Một số nội dung, yêu cầu cụ thể về công tác nhân sự?

Hướng dẫn số 03-HD/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện cấp ủy viên; độ tuổi cấp ủy viên; cơ cấu, số lượng cấp ủy viên, ủy viên BTV và phó bí thư cấp ủy cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở...
 [Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

[Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội] Đại hội lần thứ V của Đảng

Đại hội Đại biểu lần thứ V của Đảng diễn ra từ ngày 27 đến 31/3/1982, tại thủ đô Hà Nội, đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư. Ngày 14/7/1986, Ban Chấp hành Trung ương họp phiên đặc biệt, đồng chí Trường Chinh được bầu giữ chức Tổng Bí thư thay đồng chí Lê Duẩn (từ trần ngày 10/7/1986).