Nên công khai khuyết điểm

Vừa qua, dư luận nhân dân rất đồng tình khi Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng (khóa XI) vừa kết thúc kỳ họp thứ 20 đã thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử lý kỷ luật và đề nghị Ban Bí thư trung ương xử lý kỷ luật một số cán bộ, đảng viên vi phạm...

>> Kỷ luật 5 lãnh đạo ngành, địa phương do liên quan đến bảo vệ rừng và đầu tư dự án

>> Kiểm điểm nghiêm túc các tập thể, cá nhân vi phạm tại Sở Y tế Hà Tĩnh

HĐND TP Hà Tĩnh bỏ phiếu tín nhiệm
HĐND TP Hà Tĩnh bỏ phiếu tín nhiệm

Trong phạm vi tỉnh ta, UBKT Tỉnh ủy cũng đã thông báo công khai kết quả kiểm tra theo đơn khiếu nại, tố cáo đối với bà Phan Thị Ninh - Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh. Dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân cũng hoan nghênh khi Báo Hà Tĩnh thông tin việc 5 cán bộ Sở, ngành, huyện bị UBND tỉnh xử lý kỷ luật cảnh cáo và khiển trách do sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Việc công khai khuyết điểm và xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên sau khi kiểm tra, giám sát, nhằm củng cố thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng; thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị, nói thẳng, nói thật cho nhân dân biết. Đó là việc làm thể hiện dân chủ, công khai để toàn Đảng, toàn dân biết được mức độ vi phạm, là bài học "răn đe", cảnh tỉnh cho tổ chức Đảng, đảng viên ở các cấp khác nhau. Công khai khuyết điểm còn có tác dụng giúp cán bộ, đảng viên có sai phạm nhận thức được khuyết điểm và tìm biện pháp khắc phục, sửa chữa.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhận thức khác nhau về việc làm trên đây. Ở không ít nơi, cấp ủy, chính quyền cũng như đảng viên sai phạm sợ công khai khuyết điểm sẽ làm giảm uy tín cá nhân. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Hạt (Sơn Lộc- Can Lộc) khẳng định: uy tín cá nhân không thể có được bằng những việc làm không đúng quy định của Đảng, Nhà nước; nội bộ che dấu khuyết điểm cũng không làm tăng thêm uy tín cho cán bộ, đảng viên đó.

Uy tín không chỉ được tạo dựng bằng việc có thông báo công khai khuyết điểm hay không thông báo, mà quan trọng hơn cả là nó được hình thành từ trong thực tế quá trình công tác, học tập và cuộc sống. Những cán bộ, đảng viên nào có thiếu sót, khuyết điểm, nếu thẳng thắn thừa nhận, cùng với tập thể để nghiêm túc xem xét thì uy tín của đồng chí đó không bị suy giảm mà ngược lại còn được nâng lên, uy tín chính là sức mạnh của lòng tin.

Cũng theo ông Hạt thì công khai khuyết điểm trước nhân dân cũng là cụ thể hóa phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng. Cần gắn việc công khai khuyết điểm của cán bộ, đảng viên với việc tiếp tục thực hiện NQT.Ư 4 (Khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast