Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

(Baohatinh.vn) - Chiều 9/5, tại TP Hà Tĩnh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tọa đàm khoa học, thực tiễn tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW, ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư (Khóa X) “về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đồng chủ trì.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Cùng dự còn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Võ Hồng Hải và đại diện lãnh đạo ban tuyên giáo 11 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng của Hà Tĩnh thời gian qua; những kết quả quan trọng sau 10 năm thực hiện Quyết định 185 tại Hà Tĩnh.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng: Nên thực hiện việc nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT cấp huyện, không sáp nhập TTBDCT với ban tuyên giáo cấp huyện

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định vai trò quan trọng của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện (TTBDCT) trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, bản lĩnh cho đội ngũ cán bộ cốt cán các cấp, tạo nguồn nhân lực cho các địa phương, đơn vị; qua đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của các địa phương, đơn vị.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cũng phân tích một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện, đồng thời mong muốn Ban Bí thư sớm tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 185-QĐ/TW nhằm đánh giá kết quả, hạn chế, kịp thời sửa đổi, bổ sung nội dung phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới, tổ chức hội thi, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và giảng viên kiêm chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đào tạo, bố trí, sử dụng, quản lý và đãi ngộ đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại TTBDCT cấp huyện hợp lý hơn.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho rằng, nên thực hiện việc nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT cấp huyện, không sáp nhập TTBDCT với ban tuyên giáo cấp huyện.

Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Quyết định 185, Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị (Ban Tuyên giáo Trung ương) Mai Yến Nga thông tin: Thời gian qua, các TTBDCT cấp huyện đã thực hiện tương đối tốt chức năng, nhiệm vụ; quan tâm, xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cơ sở, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học; tăng cường cơ sở vật chất... góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Bình quân mỗi năm học, các trung tâm trong cả nước mở được 74.156 lớp với hơn 3 triệu học viên tham gia.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị (Ban Tuyên giáo Trung ương) Mai Yến Nga: Bình quân mỗi năm học, các TTBDCT trong cả nước mở được 74.156 lớp với hơn 3 triệu học viên tham gia

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có lúc chưa tương xứng với vị trí, chức năng của trung tâm và yêu cầu về công tác cán bộ hiện nay. Hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều trung tâm còn thiếu biên chế, nhất là đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao; cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu dạy, học và nghiên cứu khoa học...

Phát biểu ý kiến tại tọa đàm, các đại biểu đã phân tích những hạn chế trong quá trình thực hiện Quyết định 185; chia sẻ kinh nghiệm quý, cách làm hay, đặc biệt là thảo luận những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của TTBDCT cấp huyện.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng Nguyễn Văn Hiệp: Cần cập nhật kịp thời, đầy đủ các tài liệu, giáo trình để đảm bảo tính thời sự, thống nhất; bên cạnh đó, phải chủ động trong chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức theo tinh thần nghị quyết đại hội, không nên quá bị động, phụ thuộc tài liệu từ trung ương.

Đại biểu cũng kiến nghị cần tổ chức biên soạn, bổ sung, cập nhật kiến thức, hoàn thiện giáo trình đảm bảo tính thời sự; thống nhất chỉ một cơ quan chủ quan phụ trách TTBDCT là cấp ủy. Đại biểu cũng cho rằng, Trung ương cần sớm ban hành mô hình trung tâm chuẩn; thống nhất trong mẫu giấy chứng nhận; thống nhất việc cấp kinh phí hoạt động cho các trung tâm.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Nghĩa: Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của TTBDCT cấp huyện theo hướng là đơn vị trực thuộc huyện ủy nhằm giải quyết một số chế độ chính sách đối với cán bộ, giảng viên, nhất là đối với cán bộ hành chính của trung tâm; cần tăng biên chế giảng viên chuyên trách tại TTBDCT cấp huyện.

Kết luận tọa đàm, Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định vai trò quan trọng của các TTBDCT cấp huyện trong công tác giáo dục chính trị ở cơ sở, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống, phát huy dân chủ, giữ vững đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội.

Trung tâm BDCT cấp huyện góp phần đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống

Vụ trưởng Vụ lý luận Chính trị Nguyễn Thị Phương Hoa: Đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng năng lực, quan tâm chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ ở TTBDCT cấp huyện.

Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị đề nghị Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm hơn nữa đến công tác lý luận chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng năng lực, quan tâm chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ ở TTBDCT cấp huyện. Vụ Lý luận chính trị sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu từ đó báo cáo, tham mưu hiệu quả các kiến nghị, đề xuất của đại biểu trước lãnh đạo Ban Bí thư Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương.

Hà Tĩnh hiện có 13 TTBDCT huyện, thị, thành phố, trong đó 12/13 đơn vị đã xây dựng và thực hiện nhất thể hóa chức danh trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc TTBDCT.

10 năm qua, toàn tỉnh đã tổ chức mở được 11 loại hình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn với tổng số 6.123 lớp với hơn 817.825 lượt học viên; phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú tổ chức 39 lớp tập huấn, bồi dưỡng với gần 5.000 học viên tham gia.

Đọc thêm

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Bài cuối: Quyết liệt, đồng bộ để phát triển đảng viên bền vững

Chấm dứt tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên và chi bộ sinh hoạt ghép là nhiệm vụ còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, trước tiên phải xác định rõ căn nguyên, xây dựng được lộ trình và đề ra giải pháp thiết thực, căn cơ, đồng bộ, với sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị.
Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Tiếp bước hào khí Xô viết Nghệ Tĩnh

Đã 94 năm trôi qua, hào khí cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh vẫn luôn là mạch nguồn dẫn đường, góp phần cùng Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, phát triển hiện nay.
Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Bài 2: Những khó khăn, thách thức trong xóa thôn "trắng" đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép

Dù rất nỗ lực và triển khai nhiều giải pháp để củng cố hệ thống hạt nhân chính trị ở cơ sở, nhưng tình trạng thôn, tổ dân phố “trắng” đảng viên, chi bộ sinh hoạt ghép vẫn còn ở một số vùng có đồng bào theo đạo và dân tộc thiểu số. Tình trạng này đã và đang có những tác động không nhỏ đến việc phát huy vai trò, vị thế, sức chiến đấu của Đảng ở cơ sở ở Hà Tĩnh.
Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

Bài 1: Nỗ lực phát triển đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng

10 năm qua, công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh nói chung và xóa thôn “trắng”, chi bộ ghép đảng viên nói riêng trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Ở mỗi khu dân cư, khi tổ chức cơ sở Đảng được củng cố, kiện toàn đã từng bước khẳng định vị thế, vai trò trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Theo bước chân Người

Theo bước chân Người

55 năm từ ngày Bác Hồ đi xa nhưng những lời căn dặn, di nguyện của Người vẫn mãi trường tồn, trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của người dân Việt Nam nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bác Hồ viết Di chúc - việc làm hệ trọng cho muôn đời sau

Bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ đã tổng kết, định hướng mang tính cương lĩnh cho sự phát triển đất nước. Đó là lời dặn dò tâm huyết, những tình cảm sâu nặng với Đảng, Nhân dân và bạn bè trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Vẹn nguyên khí thế hào hùng của mùa thu lịch sử

Gần 8 thập kỷ trôi qua, song khí thế hào hùng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh trong mùa thu năm 1945 lịch sử vẫn vẹn nguyên trong ký ức bao người. Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám ở tỉnh ta diễn ra khẩn trương và giành thắng lợi trọn vẹn chỉ trong 5 ngày. Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước.
Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Tiền đồ xán lạn từ mùa thu năm ấy

Với thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Những bài học quý báu của Cách mạng tháng Tám đã được Đảng ta, Nhân dân ta phát huy, vận dụng sáng tạo làm nên những thành quả vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

“Cho đời hai tiếng mới quang vinh”

Tháng Tám mùa thu, khi khắp non sông dậy lên khúc hoan ca mừng ngày độc lập, những ký ức hào hùng của lịch sử dân tộc cũng trở về trong tâm thức của người dân...