Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị các cấp, ngành bằng những hành động cụ thể, dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư cho văn hóa; tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, bền vững để phát triển văn hóa.

Chiều 24/11, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục diễn ra với nội dung thảo luận về Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành trong cả nước.

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy chủ trì điểm cầu tỉnh.

Điểm cầu Hà Tĩnh do các đồng chí: Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải chủ trì.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến cấp xã với 265 điểm cầu trong toàn tỉnh, 11.864 đại biểu tham dự.

Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày một số nội dung trọng tâm của Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 - Ảnh: Zing

Tại hội nghị, đại biểu đã được nghe quán triệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Mục tiêu của chiến lược là xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng…

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế; có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người.

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy tham dự hội nghị.

Chiến lược đề ra những mục tiêu cụ thể: Đến năm 2030, phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa gồm: trung tâm văn hóa hoặc trung tâm văn hóa - nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có trung tâm văn hóa - thể thao.

Phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; có ít nhất 5 di sản được UNESCO ghi danh theo công ước của UNESCO.

Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, truyền hình của quốc gia và địa phương.

Hằng năm có 10-15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn học, nghệ thuật chất lượng được công bố. Doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP…

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Hội nghị trực tuyến đến 265 điểm cầu trong toàn tỉnh.

Để đạt mục tiêu trên, chiến lược đề ra 11 nhiệm vụ và giải pháp như: Nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyền truyền về phát triển văn hóa; hoàn thiện thể chế, chính sách, khung pháp lý; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc; hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa.

Ngoài ra, chiến lược còn đề cập đến nội dung tạo đột phá phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa…

Hội nghị cũng nghe các ý kiến thảo luận của đại biểu nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành văn hóa, thể thao và du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; phát huy vai trò của văn hóa, văn nghệ trong “soi đường cho quốc dân đi”; phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam...

Đại biểu cũng chia sẻ ý kiến để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới; xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam; chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...

Quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư cho văn hóa

Chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam mong muốn thời gian tới, tinh thần hội nghị sẽ tiếp tục được lan tỏa rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, tầm quan trọng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Từ đó thúc đẩy hành động chấn hưng văn hóa, trước hết là thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị. Ảnh: QĐND

Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, đầu tư cho văn hóa là đầu tư lâu dài để hướng tới tương lai.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp, ngành bằng những hành động cụ thể hơn, quan tâm, dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư cho văn hóa; tiếp tục triển khai nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, bền vững nhằm phát triển văn hóa. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế theo quan điểm Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định.

Theo đó, chú trọng đổi mới sáng tạo, khuyến khích, phát huy tối đa các nguồn tài nguyên văn hóa, năng lực sáng tạo của toàn dân, đặc biệt là sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để ngày càng có nhiều tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị cao nhằm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt.

Xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: QĐND

Tiếp tục quan tâm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện. Cần xác định và thực hành hệ giá trị con người Việt Nam với những phẩm chất phù hợp yêu cầu của thời đại mới như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo và hội nhập.

Tích cực thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa. Đề cao giá trị truyền thống của dân tộc, của con người Việt Nam; bồi dưỡng tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, đưa nền văn hóa Việt Nam bừng sáng và hòa vào nền văn minh nhân loại.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Hà Tĩnh tổng kết 10 năm Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị

Chiều 25/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và vinh danh gương điển hình tiên tiến, trao giải thưởng sáng tác, quảng bá các tác phẩm về Hồ Chí Minh.
Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Lan tỏa tinh thần học Bác trên các lĩnh vực

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng - an ninh.
Học và làm theo Bác - động lực tinh thần phát triển chặng đường mới

Học và làm theo Bác - động lực tinh thần trên chặng đường mới

Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại Hà Tĩnh được triển khai bài bản, quyết liệt, thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét, có nhiều đổi mới và đi vào chiều sâu. Qua đó, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, chính quyền và đời sống xã hội.
Một góc TP Hà Tĩnh hôm nay nhìn từ trên cao.

Hà Tĩnh in dấu chân Người

Trước khi vượt trùng dương bôn ba khắp năm châu, bốn biển tìm đường cứu nước, Bác Hồ kính yêu đã đặt chân đến nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Hà Tĩnh là một trong những vùng đất đã từng lưu dấu hình ảnh của Người lúc thuở thiếu thời.
Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Phát huy vai trò người đứng đầu trong thúc đẩy chuyển đổi số liên thông

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đề nghị người đứng đầu ở Trung ương, địa phương phát huy rõ vai trò với tinh thần quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm cao nhất, thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.