Xem King Kong ở Bỉ, nghĩ về du lịch Việt

Tin vui: phim Kong: Đảo đầu lâu cũng đang gầm gào trong các rạp chiếu ở Bỉ. Lần đầu tiên chứng kiến các bà vợ Việt ríu rít rủ chồng Tây đi xem, 12,75 euro/vé chiếu 3D, tương đương cân thịt bò thăn. Quay ở Việt Nam cơ mà. Tin không vui lắm: Đâm ra nghĩ ngợi nhiều vì câu thoại “Nơi này không thuộc về chúng ta”.

xem king kong o bi nghi ve du lich viet

Lại râm ran thành chuyện du lịch. “Ở Việt Nam có siêu thị không?”, “Toàn nhà bằng gỗ à? Nhiều núi?”, “Nếu tôi đến đó du lịch có tìm được món Âu để ăn không?”... Vẫn còn không ít người bản xứ hỏi Việt kiều ở châu Âu như vậy.

Đâu rồi những thước phim quảng bá đường phố, chung cư hiện đại, tòa nhà sắp chọc trời, khách sạn như mơ, khu vui chơi giải trí sầm uất ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng? Sao chỉ toàn clip Việt Nam với hàng rong, làng bản, núi non, sông suối, ruộng nương?

Đằng sau sự may mắn vì người Hollywood bỗng mang King Kong đến làm tổ ở Ninh Bình, Hạ Long, Quảng Bình là gì? Đặc sản đồng quê, núi non, làng xóm còn hoang sơ và con người chất phác thuần hậu mới là thứ thuộc về chúng ta, nhận diện chúng ta?

Đó mới là cảm hứng để khách du lịch nước ngoài muốn trải nghiệm? Đô thị hiện đại ào ào mọc lên bằng cách phá đi biết bao thứ cổ cũ chân quê, thực ra không phải phong cách của chúng ta, không thuộc về chúng ta?

“Tôi ở Hà Nội gần hai chục năm mới ra nước ngoài du học và định cư mà lần nào về thăm cũng cảm thấy như không thuộc về nơi này nữa rồi”, Ngọc Quỳnh kể. Trong nhóm du học sinh Việt ở Anh tôi quen, Quỳnh chịu khó mời gọi người bản xứ thăm Việt Nam nhất, không cần chờ đến ông Kong. Hầu như lần nào đưa gia đình về quê, cô cũng kéo được thêm dăm ba đồng nghiệp Anh sang cùng.

Một kiểu đại sứ du lịch thầm lặng. Tiền tiêu vặt 100 euro/ngày/người, đoàn giao cho Quỳnh quản lý. Cô thường phải bù thêm “Thuê thuyền vào tham quan di tích đã nằm trong giá vé, lái đò luôn đòi típ thêm. Cho 50 nghìn đòi 100 nghìn đồng, trong khi văn hóa tip của Tây cũng chỉ 1- 2 Euro.

Không cho là bị chửi, mà để họ chửi khách mình giấu mặt vào đâu. Họ chặt chém khách một lần rồi chẳng cần gặp lại, còn mình vẫn phải về Anh làm việc cùng nhau”.

Riêng tôi chán nhất mấy bác xích lô, mặt mũi chất phác cũng cao giọng vống giá “500 nghìn một cuốc dọc phố cổ”. Có lần, tôi phải chỉ vào mặt mình “Bác nhìn kỹ em đi, người Việt cả mà còn không nói đúng giá”, “Cô cho xin 200 nghìn vậy”. Xong cuốc xe, tôi thường đưa thêm tiền “Đây, xin bác từ nay cứ thật thà chân quê cho em. Nói đúng giá, không phân biệt tây hay ta. Làm ăn thật thà tiền thưởng còn hơn nói thách.”

Minh Thu- bà chủ cửa hàng thực phẩm ở Bỉ cũng nhiều lần đưa nhân viên bản xứ sang Việt Nam du lịch, đúc kết “Chừng nào dịch vụ du lịch nước mình thống nhất làm đúng giá, chất lượng, như quán xá nhà hàng xác định món ăn nấu cho khách cũng cho con mình ăn được, thì những cơ hội về du lịch như phim mang lại mới thực sự thuộc về chúng ta.”

Gần đây, trên mạng bàn nhiều về người Việt sẵn sàng trả thêm chi phí để được du lịch Bhutan. Chưa biết cảm nhận về nơi hạnh phúc nhất thế giới thực đến đâu, nhưng cách visa chỉ được cấp khi 100% tiền tour đã nộp cho Tổng cục du lịch Bhutan (tiền được giữ đến khi kết thúc tour, trừ thuế mới chuyển lại cho công ty lữ hành bản địa), khiến ai đi về cũng thoải mái “du lịch quy về một mối, đầu tư lại cho đời sống người dân nên đi đâu cũng thấy cảnh thanh bình, dịch vụ đúng giá”.

Thanh Trà- Giám đốc truyền thông một công ty du lịch lớn ở Việt Nam cũng vừa bỏ tiền túi trải nghiệm Bhutan, khuyên tôi “Nên đến đây để detox tinh thần. Đất nước mở cửa dè dặt nhưng người dân không quá ngạc nhiên khi thấy khách nước ngoài len lỏi vào chợ.

Chính mình cứ phân vân không biết có đang làm ảnh hưởng cuộc sống của họ hay không. Rất thích cảm giác ngắm đồ ăn không có dấu hiệu của sự đầu độc. Nhìn là cảm được tính tự nhiên của thực phẩm mọc lên từ đất lành, là thấy sự sống ở đây vẫn còn nguyên vẹn, là hiểu ra ý nghĩa cuộc đời mình hằng mong đợi”.

Theo Tiền phong

Đọc thêm

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Vợ đắc cử nhưng chồng tuyên thệ

Sau ba thập kỷ luật pháp đảm bảo quyền đại diện bình đẳng cho phụ nữ trong hội đồng làng ở Ấn Độ, hiện tượng 'chồng trưởng làng' vẫn ngự trị. Nhưng những tiếng nói mới đây đang dần phá vỡ im lặng.
Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Podcast tản văn: Mùa sắc hương

Thời gian vi diệu và đỏng đảnh, nhưng hoa cứ rực rỡ, tỏa hương, hoa cứ say đắm với chính sức lan tỏa của mình trước đã. Bởi mai này, biết đâu mưa gió rủi may bất ngờ ập đến…
2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

2 cây phượng tím đang 'hot' nhất Đà Lạt

Ngôi nhà Đà Lạt kiểu xưa ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Trường Phổ thông Hermann Gmeiner là 2 địa điểm chụp ảnh gây chú ý ở Đà Lạt (Lâm Đồng) mùa phượng tím.
Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Podcast truyện ngắn: Bồng bềnh sương núi

Cuối cùng, anh đã tìm được bông hoa thuần khiết này trên vùng núi cao. Anh đã say đắm hương sắc của nó. Anh muốn cùng em giữ ngọn lửa này để chúng ta sưởi ấm cho nhau. Phương ạ...
Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Podcast tản văn: Về quê để đến chợ phiên

Nhìn lên tờ lịch mỏng, ngày tháng đã dần vợi đi ngay trước mắt. Tôi thu xếp nốt công việc. Giờ này ở quê chắc đang chộn rộn chuẩn bị những món hàng để ngày mai mang ra chợ phiên...
Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Podcast truyện ngắn: Giữa dòng

Lên bờ đi Rông. Đừng long bong đời mình với sóng nước thương hồ. Đời lênh đênh chấp chới nỗi nghiệt oan. Nội, rồi tía, rồi má, giờ đến Rông, đâu ai đi qua nỗi cơ cầu của sóng nước được...
Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

Lạc vào thế giới Ikebana 'Nhất khí nhất hoa'

8 năm theo đuổi nghệ thuật cắm hoa Ikebana phái Vị Sinh Lưu - Mishoryu, nghệ nhân Đỗ Thị Thu Phượng coi đó như một phép tu tập của mình. Mỗi bông hoa là một khí chất riêng biệt, dạy cho chị rất nhiều về thiên nhiên, vũ trụ.