Xếp hạng 7 di tích quốc gia đặc biệt và công nhận 24 bảo vật quốc gia

Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế, Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa là hai trong số những di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Xếp hạng 7 di tích quốc gia đặc biệt và công nhận 24 bảo vật quốc gia

Sinh viên tham quan tìm hiểu về các Bảo vật Quốc gia đang được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 2280/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 11, năm 2020) đối với 7 di tích.

Cụ thể, 7 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt gồm: Di tích lịch sử Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên - Huế (thành phố Huế và huyện Phú Vang); Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) II Hiệp Hòa, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang; Di tích lịch sử Căn cứ Cái Chanh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu; Di tích kiến trúc nghệ thuật đền An Xá, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Hạ Hiệp, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội; Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lăng mộ và đền thờ Nguyễn Xí, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An; Danh lam thắng cảnh Gành Đá Đĩa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên cũng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ra Quyết định số 2283/QĐ-TTg công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9, năm 2020) cho 24 hiện vật, nhóm hiện vật.

24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9, năm 2020) gồm: Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ III-II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội); Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh (Niên đại: Cuối thế kỷ III trước Công nguyên-thế kỷ I sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương); Bộ Linga-Yoni Linh Sơn (Niên đại: Thế kỷ VII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang)

Hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia còn có: Bộ sưu tập trang sức vàng Trà Veo 3 và Lâm Thượng (Niên đại: Thế kỷ X-XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi); Sưu tập đĩa vàng hoa sen Cộng Vũ (Niên đại: Thế kỷ XI-XII; hiện lưu giữ tại Kho bạc nhà nước tỉnh Hưng Yên); Trống đồng Kính Hoa (Niên đại: Văn hóa Đông Sơn, thế kỷ IV-III trước Công nguyên; thuộc sở hữu tư nhân, thành phố Hà Nội)...

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.