Y tế

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”
Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

“Y đức luôn là tiêu chí hàng đầu đối với những người làm trong ngành y nhưng đối với bệnh nhân tâm thần, y, bác sỹ phải thật sự yêu nghề, chịu được áp lực tinh thần khủng khiếp, phải thật sự thấu cảm mới đủ kiên trì giúp họ thoát khỏi “cõi điên”, tìm lại chính mình” - lời chia sẻ của bác sỹ Nguyễn Văn Mạnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh khiến chúng tôi càng hiểu và trân quý hơn công việc của những cán bộ, nhân viên y tế nhiều năm gắn bó với nơi mà không một ai muốn đến.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”
Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bước vào cánh cổng của Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh là chúng tôi đang đến nơi mà nhiều người gọi là “thế giới của người điên”. Khoảng sân khu điều trị Khoa Cấp tính nữ có rất đông bệnh nhân đủ các lứa tuổi, với những ánh nhìn ngơ ngác, vô hồn. Không gian yên ắng bỗng vang lên tiếng hò hét, phấn khích của một cô gái tuổi chừng đôi mươi. Rồi cô gái rối rít bắt tay “chúc sức khỏe” từng bệnh nhân, luôn miệng nói những lời ngô nghê. Xung quanh, các bệnh nhân từ già đến trẻ hưởng ứng rất nhiệt tình trong vô thức.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bác sỹ Hậu Anh thăm khám cho một bệnh nhân.

Bác sỹ Trần Hậu Anh (SN 1962) - Trưởng khoa Cấp tính nữ nói với chúng tôi nửa đùa nửa thật: “Ở đây ngày nào cũng “vui” như vậy đấy”! Có hơn 23 năm “sống chung” với bệnh nhân tâm thần, bác sỹ Anh là một trong những người có chuyên môn sâu, gắn bó lâu dài nhất với chuyên ngành đặc biệt này ở Hà Tĩnh. Ngần ấy thời gian làm công việc mà hầu hết sinh viên y khoa khi ra trường đều từ chối cũng là từng ấy năm, bác sỹ Anh cảm nhận đầy đủ nhất nỗi vất vả của nghề, thấu hiểu nỗi đau của từng người bệnh.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

“Xã hội định kiến với bệnh nhân tâm thần đã đành, nhiều bệnh nhân còn bị chính người thân, gia đình hắt hủi, ghẻ lạnh. Họ đã tìm đến đây với chúng tôi thì chúng tôi không bao giờ được coi họ là “người điên”, có chăng chỉ là những “bệnh nhân đặc biệt” mà thôi” - bác sỹ Anh chia sẻ. Với những “bệnh nhân đặc biệt”, chữa trị theo phác đồ chuyên môn của bác sỹ là yêu cầu hàng đầu nhưng công tác chăm sóc, chia sẻ về mặt tinh thần cũng quan trọng không kém. Và đội ngũ y tá, điều dưỡng, hộ lý đã trở thành người thân, bạn bè của họ.

Chị Đặng Thanh Huyền (SN 1979 - hộ lý Khoa Cấp tính nữ) có 6 năm làm việc tại khoa và được biết đến là một nhân viên say nghề, hết lòng vì bệnh nhân. Chị từng là nhân viên của Bệnh viện Đa khoa huyện Lộc Hà trước khi gắn bó với công việc nhiều khó khăn, vất vả này. Chị Huyền chia sẻ: “Những ngày đầu mới chuyển về đây, tôi không tránh khỏi cảm giác sợ hãi, lo lắng mỗi khi chứng kiến bệnh nhân lên cơn kích động, đập phá... Nhưng lâu dần thành quen và rồi thấy thương, đồng cảm với những con người bất hạnh này. Và đến bây giờ thì không chỉ quen với công việc, tôi còn biết cách làm thế nào để “lấy lòng” bệnh nhân, khiến họ tin tưởng mình”.

...

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bệnh nhân tâm thần vào đây với nhiều lý do, nhiều triệu chứng bệnh. Người thì trải qua những sang chấn do áp lực trong cuộc sống, người gặp phải những cú sốc trong tình cảm; tai nạn; lạm dụng chất gây nghiện... Mỗi người một hoàn cảnh nhưng cùng chung nỗi đau không được làm một con người tỉnh táo và việc họ thường xuyên gây tổn thương cho y, bác sỹ cũng là điều dễ hiểu.

Tiếp chuyện với chúng tôi sau cuộc giao ban chuyên môn, Điều dưỡng trưởng Khoa Cấp tính nam Trần Khắc Tới (SN 1988) chia sẻ: “10 năm làm việc tại bệnh viện, bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp đã từng ít nhất một lần trở thành “nạn nhân” của bệnh nhân. Chúng tôi thường xuyên bị bệnh nhân uy hiếp, tấn công khi họ lên cơn kích động, thậm chí có người còn bị đánh bất ngờ”.

Cơn kích động của người bình thường đã đủ khiến người ta sợ hãi, cơn kích động của những con người không tỉnh táo càng nguy hiểm gấp bội phần. Trong số bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện, rất nhiều người không chấp nhận rằng mình mắc bệnh tâm thần nên họ trút hết giận dữ lên y, bác sỹ, nhân viên y tế. Bệnh nhân đông (60 người), cần phải khống chế mỗi khi lên cơn, trong khi mỗi khoa điều trị chỉ có 10 người đảm nhận các khâu chữa trị, chăm sóc, quản lý hồ sơ bệnh án... nên khối lượng, áp lực công việc rất lớn.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Thấu hiểu những vất vả, đau đớn về tâm hồn mà bệnh nhân đang phải gánh chịu nên điều dưỡng Tới cùng các đồng nghiệp luôn sẻ chia, yêu thương và hết lòng vì người bệnh.

Điều dưỡng viên Bùi Đức Nguyên (Khoa Cấp tính nam) chỉ cho chúng tôi xem vết sẹo do bị cào xước còn nguyên trên cánh tay: “Thường xuyên bị bệnh nhân cào cấu, xé rách áo, đánh chửi, hắt chất thải vào người khi không vừa ý hoặc lên cơn kích động, nhưng chúng tôi đều hiểu rằng, họ làm tất cả những điều đó trong vô thức. Thế nên, mỗi cán bộ, nhân viên y tế nơi đây phải học cách nhẫn nhịn, chịu đựng và trang bị kỹ năng để phòng tránh tổn thương cho mình. Với đặc thù của bệnh nhân tâm thần, đôi khi chúng tôi phải chấp nhận làm nơi cho họ trút cơn giận”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Các bác sỹ, hộ lý nơi đây luôn hết lòng vì bệnh nhân.

Chăm sóc chồng đang điều trị tại Khoa Cấp tính nam, bà Nguyễn Thị M. (xã Thạch Hội, Thạch Hà) chia sẻ: “Đây là lần thứ hai tôi đưa chồng vào đây điều trị chứng rối loạn tâm thần và hành vi do lạm dụng rượu. Những khi ông ấy lên cơn, nếu không có các y, bác sỹ vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, kiên nhẫn thì tôi không biết phải làm thế nào. Họ không chỉ nhiệt tình, trách nhiệm mà còn thật sự thấu hiểu cho nỗi khổ, nỗi vất vả của người nhà và bệnh nhân”.

Những chia sẻ chân tình như thế của người nhà luôn là niềm vui, niềm động viên lớn lao đối với các y, bác sỹ, nhân viên Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh. Trong thế giới mà niềm khổ đau nhiều hơn hạnh phúc này, không có gì quý giá hơn khi y, bác sỹ và người nhà, bệnh nhân biết chia sẻ, thấu hiểu cho nhau những vất vả, nỗi niềm để cùng vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bệnh tâm thần là một căn bệnh khi dữ dội, khi âm ỉ nhưng dai dẳng và ám ảnh cuộc sống của bệnh nhân, người nhà trong nhiều năm, thậm chí là cả cuộc đời. Có những gia đình cùng lúc nhiều thành viên phát bệnh, phải vào điều trị tại bệnh viện đã khiến họ suy sụp tinh thần, kiệt quệ kinh tế.

Bác sỹ Trần Hậu Anh cho biết: “Không ít bệnh nhân trong những lúc bất chợt tỉnh táo đã tâm sự nỗi niềm, mong muốn được khỏi bệnh, được trở về để sống cuộc đời bình thường, lao động kiếm sống như bao người khác. Đó là những khoảng lặng khiến chúng tôi mủi lòng và càng quyết tâm để giúp họ thoát khỏi căn bệnh này, tìm lại chính mình”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bác sỹ Trần Hậu Anh (SN 1962) - Trưởng khoa Cấp tính nữ trao đổi với PV Báo Hà Tĩnh.

Trong những phút tỉnh táo quý giá đó của bệnh nhân, y, bác sỹ phải tranh thủ tâm tình, lắng nghe, thấu hiểu tâm lý để vừa động viên, vừa nắm thêm thông tin nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất cho từng người. Mỗi lần chứng kiến niềm vui của bệnh nhân được xuất viện, trở về với gia đình, các y, bác sỹ nơi đây lại có thêm niềm tin, động lực để gắn bó với nghề.

Video: Bác sỹ Trần Hậu Anh (SN 1962) - Trưởng khoa Cấp tính nữ chia sẻ về quá trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 3): Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh nơi mà các y bác sỹ đang hết lòng giúp bệnh nhân thoát khỏi “cõi điên”, tìm lại chính mình.

Song hành với công tác chuyên môn, hoạt động đồng hành, hỗ trợ bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cũng được Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh quan tâm thực hiện. Từ lãnh đạo bệnh viện, các khoa phòng cho đến mỗi cán bộ, nhân viên đều coi đây là trách nhiệm, là sự sẻ chia cần thiết đối với bệnh nhân. Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân tâm thần nghèo, Đội Phản ứng nhanh được thành lập trở thành chỗ dựa cho người nhà, bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện.

...

Đằng sau cánh cổng sắt luôn khóa kín của khu điều trị bệnh nhân tâm thần là những câu chuyện ẩn chứa biết bao điều đáng trân quý về y đức, về tình người. Bác sỹ Nguyễn Văn Mạnh - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Tĩnh trải lòng: “Y đức luôn là tiêu chí hàng đầu đối với những người làm trong ngành y nhưng đối với bệnh nhân tâm thần, y, bác sỹ phải thật sự yêu nghề, chịu được áp lực tinh thần khủng khiếp, phải thật sự thấu cảm mới đủ kiên trì giúp họ thoát khỏi “cõi điên”, tìm lại chính mình”. Chúng tôi hiểu, các y, bác sỹ đang nỗ lực gánh vác công việc mà ít ai muốn làm, kiên trì gieo niềm hy vọng về một cuộc sống bình thường cho những bệnh nhân đặc biệt.

THIẾT KẾ: HUY TÙNG

(CÒN NỮA)

>> Bài 1: Mở đường ứng dụng kỹ thuật khó, tìm cơ hội sống cho người bệnh

>> Bài 2: Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

>> Bài 3: Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

>> Bài 4: Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

>> Bài cuối: Hành trình của những giọt máu cứu người

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Bình Định ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1)pdm

Theo Cục Y tế dự phòng, thông tin từ hệ thống giám sát dựa vào sự kiện, tại tỉnh Bình Định (huyện Phù Mỹ và huyện Vĩnh Thạnh) đã ghi nhận 4 trường hợp tử vong do nhiễm cúm A(H1N1)pdm.