Y tế

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Gắn bó với các bệnh viện bằng nhiều chương trình thiện nguyện ý nghĩa, mỗi người mỗi lứa tuổi, một công việc khác nhau nhưng họ đều chung sự thôi thúc được trao gửi tình yêu, niềm lạc quan giúp mỗi bệnh nhân có thêm động lực chiến thắng bệnh tật. “Tia nắng” của những người ngoại đạo ấy không chỉ lan tỏa nghị lực, niềm tin tới bệnh nhân mà còn là sự sẻ chia, đồng hành quý giá cho cán bộ, nhân viên y tế.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân
Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Khuôn viên Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh tối thứ 5 hằng tuần thường đông vui, rộn rã hơn ngày thường. Những bạn trẻ mang trên mình chiếc áo đồng phục của dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” đang thử loa máy, so dây đàn, sắp xếp các dãy ghế để chuẩn bị đón bệnh nhân tham gia đêm nhạc “Hát cho bệnh nhân tôi nghe”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Chương trình “Hát cho bệnh nhân nghe” thu hút đông đảo người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh tham gia.

19h30’ đêm nhạc mới bắt đầu nhưng như một lời hẹn thân quen, rất đông bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi đã có mặt từ rất sớm. Những tiếng chào, những cái bắt tay, những lời hỏi thăm sức khỏe của các bạn trẻ dành cho bệnh nhân đủ để chúng tôi hiểu rằng, họ đã trở thành người quen của nhau tự bao giờ.

“Trao tặng niềm tin, ta thêm yêu cuộc sống này. Một bức tranh - nhiều hy vọng mang đến cho bệnh nhân. Trao tặng tình yêu, ta tiếp thêm nguồn sống mới. Để cho tiếng hát sẽ mãi bay xa, ta hòa cùng tiếng ca..." - lời hát cất lên như chính tiếng lòng của các tình nguyện viên trao gửi đến người bệnh.

Bệnh nhân và người nhà chăm chú theo dõi, có người hát theo tiếng nhạc, có người dùng điện thoại quay lại tiết mục như một cách lưu giữ những khoảnh khắc đẹp đẽ.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Là người có công đưa dự án “Một bức tranh - nhiều hy vọng” về với Hà Tĩnh, anh Biện Văn Quyền, Phó Trưởng khoa Sư phạm (Trường Đại học Hà Tĩnh) - cố vấn dự án, chia sẻ: “Được sáng lập vào năm 2014 tại Đà Nẵng, dự án nhằm mang đến niềm tin yêu, sự lạc quan, khích lệ tinh thần bệnh nhân trên địa bàn cả nước thông qua những hoạt động như: vẽ tranh, triển lãm tranh tại các bệnh viện, hát cho bệnh nhân nghe... Như một cơ duyên, năm 2016, tôi biết đến dự án và bắt đầu triển khai tại Hà Tĩnh”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân
  • Anh Biện Văn Quyền – cố vấn dự án “Một bức tranh – nhiều hy vọng” chia sẻ cùng phóng viên Báo Hà Tĩnh về việc xây dựng và triển khai chương trình “Hát cho bệnh nhân nghe”.

Với lợi thế của một cán bộ công tác tại Trường Đại học Hà Tĩnh, đảm nhận vai trò Bí thư Đoàn trường, anh Quyền đã nhanh chóng thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên; đồng thời, kết nối các bạn trẻ nhiệt huyết, có chung niềm đam mê công tác xã hội như mình. Từ những thành viên ban đầu, đến nay, tại Hà Tĩnh, dự án đã có 215 tình nguyện viên ở nhiều lứa tuổi, ngành nghề.

Sau gần 7 năm triển khai, hoạt động mang tiếng hát đến với bệnh nhân đã trở thành chương trình quen thuộc tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh, Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh. Đều đặn thứ 5 và thứ 7 hằng tuần, chương trình lại được tổ chức luân phiên giữa 2 bệnh viện, trở thành “món ăn” tinh thần quen thuộc của bệnh nhân và người nhà.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Là một trong những thành viên tham gia dự án từ những ngày đầu, bạn Bùi Thị Hoàng Nhân (sinh viên năm thứ 4 Khoa Sư phạm - Trường Đại học Hà Tĩnh) - hiện là Trưởng ban Điều phối dự án tại Hà Tĩnh chia sẻ: “Có những lần vì người chơi nhạc bận đột xuất, chúng tôi đã định hủy buổi diễn nhưng khi đến bệnh viện, bệnh nhân đã ngồi chờ đông đủ. Khung cảnh đó khiến chúng tôi thật sự xúc động. Biết là bệnh nhân rất cần mình, chúng tôi đã hát chay với sự cổ vũ nhiệt tình của họ cùng người nhà. Thế nên, có những buổi diễn, bệnh nhân mệt phải về sớm, dù chỉ còn một người ở lại nghe, chúng tôi vẫn hát để phục vụ họ. Khi bệnh nhân còn cần, chúng tôi còn hát”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Hoàng Văn Hà (SN 1992, quê huyện Can Lộc) chọn TP Hà Tĩnh làm nơi khởi nghiệp với nghề cắt tóc. 5 năm kể từ ngày khởi nghiệp cũng là chừng ấy thời gian anh chủ tiệm tóc Baber Shop tham gia công việc cắt tóc miễn phí cho bệnh nhân tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn Hà Tĩnh.

Khi được hỏi, trong rất nhiều cách để làm công tác từ thiện xã hội đơn giản, nhàn hạ hơn, vì sao lại chọn đồng hành cùng bệnh nhân hằng tuần, anh Hà thành thật chia sẻ: “Tôi không có nhiều tiền để làm từ thiện theo cách thông thường. Hơn nữa, trong những lần vào thăm người thân ở bệnh viện, tôi thấy rất nhiều bệnh nhân không thể đi lại được, mái tóc không gọn gàng là trở ngại cho họ trong quá trình điều trị và sinh hoạt nên tôi đã nảy sinh ý tưởng thực hiện hoạt động này. Nó phù hợp với khả năng, điều kiện thực tế của tôi”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Anh Hoàng Văn Hà – chủ quán Baber shop trực tiếp cắt tóc cho người bệnh.

Ý tưởng của anh Hà được các bệnh viện đón nhận. Một khoảng trống trong khuôn viên bệnh viện được trưng dụng; vài ba chiếc ghế tựa và gương soi, gắn thêm tấm biển “Điểm cắt tóc miễn phí”... Thế là “tiệm cắt tóc” dành cho những “khách hàng đặc biệt” hình thành. Từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền cho đến những đơn vị tuyến huyện như: Thạch Hà, Cẩm Xuyên..., anh Hà và nhân viên của mình đều có mặt để phục vụ bệnh nhân.

Đã quen với công việc “làm dâu trăm họ”, từng làm đẹp cho những khách hàng khó tính nhất nên cắt tóc cho bệnh nhân là việc khá đơn giản đối với các “tay kéo” chuyên nghiệp, nhưng các anh luôn tâm niệm phải cầu kỳ, tỉ mẩn để bệnh nhân hài lòng nhất, có được diện mạo “vào già, ra trẻ” khi đến với “tiệm tóc” có một không hai tại nơi mà ít ai muốn ghé qua.

Chứng kiến niềm vui của người bệnh khi nhận lại những “quả đầu” mới gọn gàng, sạch đẹp, những người thợ làm tóc cũng không giấu được niềm hạnh phúc. Nhưng đã không ít lần, anh Hà phải rơi nước mắt khi đặt cây kéo của mình lên tóc bệnh nhân. Đó là lúc anh phải cắt bỏ mái tóc dài của những bệnh nhân ung thư, đang phải hóa trị, xạ trị.

...

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Các nhân viên tiệm cắt tóc Baber shop đồng hành cùng với bệnh nhân qua những buổi cắt tóc miễn phí.

Anh Hà trải lòng: “Bệnh nhân nói với tôi rằng “Anh cứ cắt hết đi! Để lại nó rụng nham nhở còn xấu hơn”. Tôi đưa kéo, những lọn tóc dài đen nhánh đầu tiên rơi xuống cũng là lúc nước mắt họ tuôn rơi. Và những lúc như thế, tôi cũng không thể cầm lòng. Không biết đã bao lần tôi khóc cùng với họ trong cảm giác thật xót xa và mỗi lần như thế, tôi đều nhận ra rằng, mình có sức khỏe, có công việc là còn may mắn bội phần”.

Điều trị chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhiều năm nay, bệnh nhân Nguyễn Văn Bé (huyện Hương Khê) chia sẻ: “Tôi đã nhiều lần được cắt tóc miễn phí tại bệnh viện. Các anh làm rất chuyên nghiệp, có tâm. Đối với những bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân khó khăn, điều trị lâu dài như tôi thì việc làm này ý nghĩa vô cùng. Nó không chỉ giúp chúng tôi bớt một phần chi phí, đỡ công đi lại mà còn là sự động viên tinh thần, giúp chúng tôi có thêm nghị lực để chiến thắng bệnh tật”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Những bạn trẻ mà chúng tôi có dịp tiếp xúc khi thực hiện bài viết này, mỗi người một công việc, lựa chọn một cách làm thiện nguyện khác nhau nhưng họ đều đã lan tỏa tới bệnh nhân và cả những cán bộ, nhân viên y tế nhiều thông điệp đẹp đẽ, ấm áp.

Làm nghề nhạc công cho các sự kiện nhưng hằng tuần, anh Chu Văn Đức (SN 1992) đều cố gắng sắp xếp thời gian vượt hàng chục km từ TX Kỳ Anh ra TP Hà Tĩnh để chơi đàn phục vụ chương trình “Hát cho bệnh nhân tôi nghe”. Anh Đức chia sẻ: “Khi nhìn thấy những khuôn mặt bệnh nhân thân quen với nụ cười tươi, ánh mắt tràn đầy niềm tin trong từng đêm nhạc, tôi thấy sự cố gắng của mình không vô nghĩa. Tôi hiểu rằng, niềm vui được cho đi là niềm vui nhân đôi, nỗi buồn được chia sẻ là nỗi buồn sẽ vơi”.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

BTC Chương trình “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” tặng quà cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Và, trong mỗi đêm nhạc ý nghĩa đó, không chỉ các tình nguyện viên “cho đi” mà chính bệnh nhân cũng trở thành người trao gửi tình yêu thương, nghị lực sống. Bước đi khó khăn, giọng nói không tròn vành rõ chữ do di chứng của một tai nạn nghiêm trọng nhưng suốt 2 năm nay, anh Võ Quốc Khánh (SN 1987, ở ­huyện Cẩm Xuyên) là “cộng tác viên” tích cực trong mỗi đêm nhạc tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh. Tiếng hát cất lên từ tận đáy lòng, lời ca ngọt ngào pha lẫn những đắng cay trong chính cuộc đời anh khiến ai cũng đồng cảm, xúc động.

“Tiếng hát xoa dịu nỗi đau, giúp những bệnh nhân như tôi có thêm niềm tin, hy vọng vào tương lai”, anh Khánh chia sẻ.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Nhiều bệnh nhân tham gia thể hiện các ca khúc nhằm mang đến niềm vui, sự lạc quan, yêu đời trong tâm hồn, vượt qua nỗi đau bệnh tật.

...

Với anh Hoàng Văn Hà, điều nhận được sau mỗi lần cắt tóc cho bệnh nhân là được họ nhớ mặt, nhớ tên, là những tình cảm ấm áp, chân thành. Đã không ít lần tiệm tóc của anh Hà trên con phố Hải Thượng Lãn Ông (TP Hà Tĩnh) đón những “vị khách đặc biệt” - những bệnh nhân đã được anh cắt tóc miễn phí khi còn điều trị trong bệnh viện. Họ chủ động tìm đến tiệm tóc để tiếp tục được anh phục vụ, như để nói với người chủ quán một lời cảm ơn chân thành.

Ấm lòng cùng blouse trắng (Bài 4): Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

Cảm nhận về hành trình thiện nguyện đầy ý nghĩa của những người ngoại đạo đang đồng hành, cống hiến cho ngành y tế, bác sỹ Nguyễn Thị Diện - Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh tâm sự: “Họ đã góp phần chia sẻ nỗi đau với người bệnh; đồng hành, cổ vũ chúng tôi vượt qua sự khó khăn, khắc nghiệt của nghề để vững tin làm tròn sứ mệnh chăm sóc sức khỏe Nhân dân”.

THIẾT KẾ: HUY TÙNG

(CÒN NỮA)

>> Bài 1: Mở đường ứng dụng kỹ thuật khó, tìm cơ hội sống cho người bệnh

>> Bài 2: Những “từ mẫu” của người dân vùng biên

>> Bài 3: Gieo niềm hy vọng cho những “bệnh nhân đặc biệt”

>> Bài 4: Chuyện những người “ngoại đạo” đồng hành, chia sẻ nỗi đau với bệnh nhân

>> Bài cuối: Hành trình của những giọt máu cứu người

Chủ đề Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2

Đọc thêm

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.
Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Động lực thúc đẩy công tác dân số ở Hà Tĩnh

Với nhiều chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, Nghị quyết 221/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh thực sự là động lực thúc đẩy công tác dân số trên địa bàn Hà Tĩnh phát huy hiệu quả.
Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Tôn vinh di sản "Y thánh của Việt Nam”

Thông qua triển lãm "Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác" tại Hà Tĩnh, người dân sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc đời, sự nghiệp và những giá trị di sản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà Đại danh y để lại.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.