Theo xếp hạng công bố ngày 30/11 của tạp chí The Economist, Zurich và Singapore là hai thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao chưa từng thấy.
Zurich là thành phố đắt đỏ nhất thế giới, với chi phí 4.260 USD một tháng, chưa tính đến mức giá thuê nhà cao ngất ngưởng. Ảnh: dailymail.co.uk
Theo các chuyên gia của Cơ quan tình báo kinh tế (EIU) thuộc The Economist, ước tính trong năm qua, giá cả tiêu dùng đã tăng trung bình 7,4% tại 173 thành phố lớn, thấp hơn chút ít so với mức tăng lạm phát kỷ lục 8,1% của năm 2022. Tính toán này được dựa trên giá cả của 200 mặt hàng và dịch vụ.
Người phụ trách cuộc khảo sát giá cả hàng hóa và dịch vụ của The Economist, cô Upasana Duttare cho rằng cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt còn lâu mới kết thúc và mức giá vẫn sẽ cao hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng giá cả trước đây. Cô kỳ vọng lạm phát sẽ giảm tốc trong năm 2024 nhờ các biện pháp tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương.
So với bảng xếp hạng năm ngoái, thành phố Zurich (Thụy Sĩ) đã vượt New York (Mỹ) để sánh ngang với Singapore - thành phố đã “trụ vững” trong nhiều năm về mức chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới.
Danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới sau 3 thành phố kể trên còn có Geneva (Thụy Sĩ), Hong Kong (Trung Quốc), Los Angeles (Mỹ), Paris (Pháp), Copenhagen (Thụy Điển) và Tel Aviv (Israel). Mỹ còn có 1 thành phố nữa trong top 10 danh sách trên là San Francisco.
Cũng theo bảng xếp hạng của The Economist, thủ đô Damascus của Syria là thành phố có chi phí sinh hoạt rẻ nhất thế giới, tiếp sau là Tehran (Iran).
Theo giới chuyên gia, thông tin "lũ 5.000 năm mới có một lần" phải hiểu đúng là trận lũ có độ lớn (quy mô) ứng với trận lũ có chu kỳ lặp 5.000 năm, không phải 5.000 năm mới xảy ra 1 lần.
Ảnh hưởng bão Wipha, thượng nguồn sông Cả mưa lớn khiến hàng nghìn nhà dân ở các xã biên giới Mường Xén, Tương Dương, Con Cuông... ngập từ 1,8m đến hơn 2m.
Hoàn lưu bão Wipha gây mưa lớn khiến hàng chục nhà dân ở các xã miền Tây Nghệ An bị nước tràn vào, nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã bị chia cắt do lũ dâng cao.
Tính đến 17 giờ ngày 22/7, ảnh hưởng bởi bão số 3 trên đất liền (khu vực từ Hải Phòng đến Nghệ An) đã khiến 79 ngôi nhà ở bị tốc mái; 107.217 ha lúa bị ngập; một số công trình đê điều bị hư hỏng.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp suy yếu từ bão số 3 nên trong đêm nay và sáng mai (23/7), khu vực Hà Tĩnh có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to và dông.
Lúc 11 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hưng Yên - Ninh Bình; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10.
Vắc-xin HPV hiện nay có nhiều loại, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi nhiều chủng virus khác nhau. Việc tiêm phòng càng sớm càng tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, từ chiều nay (21/7) đến ngày 23/7, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây Nam cơn bão số 3 nên khu vực Hà Tĩnh có mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong mỗi chuyến du lịch, trải nghiệm trên tàu biển, các du khách cần chú ý chỗ cất áo phao, các thiết bị cứu hộ bởi một trong những tai nạn tàu thuyền thường gặp nhất là đuối nước.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 117/CĐ-TTg ngày 20/7/2025 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3.
Sau khi phát hiện một thuyền viên mất tích tại khu vực biển xã Cổ Đạm (tỉnh Hà Tinh), các lực lượng chức năng cùng ngư dân địa phương đang khẩn trương triển khai công tác tìm kiếm.
Từ chiều ngày 21/7 đến ngày 23/7, khu vực Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng của hoàn lưu phía Tây và Tây Nam cơn bão số 3 nên có khả năng xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng.
Nhằm giúp chính quyền địa phương và bà con nhân dân chủ động ứng phó với bão, Báo Hà Tĩnh giới thiệu một số kỹ năng phòng tránh trước khi bão xảy ra, theo khuyến cáo của BCĐ Trung ương về phòng chống thiên tai.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu