(Baohatinh.vn) - Chiều 4/9, tại thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn), đoàn giám sát HĐND tỉnh do Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Trọng Nhiệu chủ trì tổ chức tham vấn ý kiến nhân dân về cải cách thủ tục hành chính.
Đây là hội nghị thu thập ý kiến nhân dân của HĐND tỉnh nhằm chuẩn bị chương trình giám sát về tình hình, kết quả thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, dân sự, kinh tế liên quan đến giải quyết công việc của công dân và doanh nghiệp…
Tại hội nghị, đoàn giám sát nêu các nội dung và câu hỏi tham vấn ý kiến nhân dân về các tồn tại trong cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực: Thủ tục thành lập doanh nghiệp; thẩm định, cấp phép xây dựng; thanh quyết toán; thuế; vay vốn ngân hàng; xuất nhập cảnh; giấy tờ hộ tịch, công chứng, lý lịch tư pháp…; bảo hiểm xã hội; khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế; người có công với cách mạng; giao đất, cho thuê đất, cấp quyền sử dụng đất…
Tại hội nghị, người dân Tây Sơn cho rằng, các thủ tục hành chính đã được cải cách nhiều, thời gian thực hiện giảm so với trước; cơ sở giao dịch “một cửa” ngày càng khang trang, đảm bảo điều kiện giao dịch cho công dân; thái độ cán bộ cơ bản tốt; các thủ tục được công khai, minh bạch...
Người dân Tây Sơn cho rằng, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nhất là liên quan đến bảo hiểm y tế, thủ tục đất đai
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, nhất là liên quan đến bảo hiểm y tế; thủ tục đất đai; thủ tục vay vốn ngân hàng; các thủ tục liên quan đến người có công với cách mạng; thị trấn Tây Sơn làm tốt, nhưng huyện, tỉnh chậm, phiền hà; thủ tục đền bù, GPMB quá chậm, gây ảnh hưởng đến nhân dân và khó khăn cho chính quyền; bộ thủ tục hành chính do tỉnh ban hành còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân và cơ sở, nhiều khi khiến người dân hiểu nhầm; một số thủ tục do huyện quy định còn gây phiền hà cho người dân; tuyên truyền pháp luật, các thủ tục hành chính cho người dân còn chưa tốt…
Tại hội nghị, đoàn giám sát cũng đã lấy phiếu khảo sát ý nhân dân, doanh nghiệp về việc thực hiện các thủ tục hành chính, dân sự, kinh tế…; đề xuất nêu cụ thể những việc làm sai trái, nhũng nhiễu của các cá nhân, tập thể (nếu có) trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính từ xã đến huyện, tỉnh.
Sau giám sát, HĐND tỉnh sẽ ra nghị quyết về cải cách hành chính, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế để công tác cải cách hành chính ngày càng tốt hơn.
Sở Tư pháp Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhằm tạo cơ sở hiến định triển khai đồng bộ, thống nhất chủ trương của Đảng về tinh gọn bộ máy từ Trung ương đến cơ sở.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt, tạo đột phá trong xây dựng, tổ chức thi hành pháp luật và dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Bộ Nội vụ cho hay, có 3.039/3.193 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp bảo đảm quy định về tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số (đạt tỷ lệ 95,18%).
Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc 10/5 để thảo luận tại hội trường và ở tổ về các dự thảo sửa đổi Luật Quảng cáo, Luật Doanh nghiệp, Luật Quy hoạch; Luật Sử dụng năng lượng, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Sở Xây dựng Hà Tĩnh vừa có văn bản tuyên truyền, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho rằng phải đánh thuế nước ngọt sớm hơn, không thể để thế hệ con em tới khi bị béo phì, nhiễm bệnh mới có biện pháp ngăn ngừa.
Hà Tĩnh sắp xếp 209 xã, phường, thị trấn thành 69 đơn vị (9 phường, 60 xã). Đây không phải là lần đầu tiên Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nhưng là lần sắp xếp có tính chất lịch sử, khi tiến hành bỏ cấp huyện, vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực các tỉnh thành để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Quốc hội thảo luận dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), hướng tới nền công vụ thống nhất, hiện đại, tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách tổ chức bộ máy và quản trị quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo lực lượng, phương tiện, thiết bị thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng cháy, chữa cháy rừng với tinh thần "phòng là chính".
Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, chủ tịch UBND cấp xã.
Lãnh đạo tỉnh và các địa phương ở Hà Tĩnh đã đẩy mạnh tiếp dân, đối thoại, giải quyết hiệu quả các khiếu nại kéo dài, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Trong ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và tiến hành thảo luận ở tổ về nội dung này.
Bộ Nội vụ cho biết sẽ tham mưu cấp có thẩm quyền đẩy nhanh lộ trình cải cách tiền lương, tiến tới trả lương theo vị trí việc làm gắn với kết quả đánh giá sản phẩm đầu ra.
Với số điểm 66,16, Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 của Hà Tĩnh xếp thứ hạng 46 trên cả nước theo thứ tự điểm số, tăng 8 bậc so với năm 2023.
20 chi cục thuế khu vực và 20 Kho bạc Nhà nước khu vực sẽ được tổ chức lại lần lượt thành 34 thuế và 34 Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Từ ngày 1/8, sẽ kết thúc việc sử dụng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay, vì vậy, nhiều chức danh sẽ không còn sau khi thực hiện sáp nhập xã.
Hôm nay (2/5), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký tờ trình 1980/Ttr-BNV gửi Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Hà Tĩnh năm 2025.
Dự kiến, trung tâm phục vụ hành chính công sẽ hỗ trợ UBND xã việc xây dựng chính quyền điện tử và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại địa bàn.
Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng ban; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Phó Trưởng ban.
Khi nhập nhiều đơn vị hành chính thành một đơn vị mới cùng cấp, Thủ tướng Chính phủ chỉ định lãnh đạo UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ định lãnh đạo UBND cấp xã.
HĐND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Nghị quyết về việc tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu toàn văn nghị quyết.
Khi bỏ cấp huyện, Chủ tịch UBND phường được giao thêm nhiều nhiệm vụ của cấp huyện như kiểm tra xây dựng, bảo dưỡng hạ tầng, chống ùn tắc, phòng chống cháy nổ…