Rút đề xuất tăng lương giáo viên khỏi dự án Luật Giáo dục

Bộ Tài chính và Nội vụ không đồng tình với đề xuất tăng lương giáo viên do lo ngại phá vỡ chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị.

Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) vào ngày 12/3. Theo tờ trình, vấn đề lương nhà giáo đã được xác định rõ trong Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, vùng miền.

"Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương đang nghiên cứu xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp để trình Trung ương. Vì vậy, để đảm bảo đồng bộ với các luật khác thì không sửa đổi vấn đề tiền lương của nhà giáo ở Luật này. Lương sẽ do Chính phủ quy định cụ thể", tờ trình của Chính phủ nêu.

Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý đối với dự luật cũng cho hay, đến nay Bộ Giáo dục đã nhận được ý kiến của 22 bộ, ngành. Trong đó 7/22 cơ quan đồng ý với dự luật, 15/22 đơn vị có góp ý. Riêng nội dung tăng lương nhà giáo không nhận được ý kiến đồng thuận của 2 bộ có liên quan trực tiếp là Nội vụ và Tài chính.

rut de xuat tang luong giao vien khoi du an luat giao duc

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Giáo dục (sửa đổi). Ảnh: QH

Bộ Nội vụ cho biết, kết luận số 21 ngày 17/8/2003 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa 9 về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã ghi rõ cán bộ, viên chức ở các ngành sự nghiệp áp dụng chung một bảng lương để làm căn cứ cho việc cấp hoặc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước... Các ngành giáo dục, y tế… được thực hiện chế độ ưu đãi phù hợp. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 204 ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và ban hành một số văn bản về chế độ phụ cấp đối với nhà giáo.

Đến nay, nhà giáo được xếp lương theo chức danh nghề nghiệp quy định tại bảng 3, được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Đây là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với nhà giáo...

"Thời gian qua, nhiều bộ, ngành khi xây dựng luật chuyên ngành đã đưa quy định về tiền lương và phụ cấp làm phá vỡ thiết kế ban đầu của chế độ tiền lương trong hệ thống chính trị, làm phát sinh bất hợp lý giữa các ngành, nghề", Bộ Nội vụ nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo trung ương về nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đang xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp để báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Hội nghị Trung ương 7 khóa 12. Vì vậy, Bộ Nội vụ đề nghị không quy định tiền lương của nhà giáo trong dự án luật.

Bộ Tài chính cũng góp ý, ngày 4/11/2013, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11 đã thông qua Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, trong đó có nội dung lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Bộ Nội vụ đang chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá hệ thống thang bảng lương, phụ cấp đối với từng ngành, lĩnh vực.

"Đề nghị Bộ Giáo dục làm việc với Bộ Nội vụ để trình Chính phủ, trình Quốc hội phương án tổng thể về tiền lương và phụ cấp của nhà giáo để đảm bảo sự tương quan, thống nhất về tiền lương, phụ cấp với các ngành, nghề khác trong giai đoạn tới", Bộ Tài chính nêu ý kiến.

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tăng lương nhà giáo

Thảo luận tại phiên họp của Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho rằng, giáo viên cần có chính sách tiền lương hợp lý, mang tính chất bền vững. Nếu chỉ tính đầu vào, quan tâm đến tín dụng sinh viên là chưa ổn mà cần chú ý đầu ra. Giáo viên phải được thụ hưởng chính sách tiền lương hợp lý thì mới thu hút người giỏi, đội ngũ nhà giáo mới có chất lượng.

rut de xuat tang luong giao vien khoi du an luat giao duc

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến góp ý kiến dự thảo luật giáo dục. Ảnh: QH

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến phân tích, Nghị quyết 29 quy định ưu tiên xếp tiền lương của nhà giáo cao nhất trong bậc thang lương - tức là không phải trong nhóm cao nhất. Do đó, cần sửa đổi quy định để khẳng định “xếp cao nhất” trong khối hành chính sự nghiệp, từ đó có cơ sở thực hiện.

Còn Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh, luật này rất quan trọng nên cần lấy ý kiến, có tham vấn xã hội, các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến của học sinh, tránh thử nghiệm. Đào tạo giáo viên cần tiệm cận chất lượng và tiêu chuẩn quốc tế, phải xem các nước ưu tiên đào tạo sư phạm thế nào? Tại sao sinh viên giỏi ở Việt Nam không tự nguyện vào học sư phạm?

Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để xin ý kiến vào tháng 11/2017. Sau khi nghe ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giáo dục, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 5 tới.

Theo VNE

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Truyền thống hiếu học - mạch nguồn không bao giờ vơi cạn

Suốt chiều dài văn hiến của dân tộc, truyền thống hiếu học, khoa bảng đã được các thế hệ thắp sáng, trao truyền, gìn giữ, tạo nên bản sắc văn hóa, con người Hà Tĩnh. “Đất học” Hồng Lam nổi danh cả nước với nguồn mạch âm thầm mà mãnh liệt.
Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Kỳ vọng lớn, quyết tâm cao trong năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Mùa gieo hạt...

Mùa gieo hạt...

Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Các trường học ở Hà Tĩnh hân hoan khai giảng năm học mới

Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Tự hào giáo dục Vũ Quang

Tự hào giáo dục Vũ Quang

Trong những ngày thu tháng Chín, nhất là càng gần với lễ khai giảng, người dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) lại tự hào nhắc đến "quả ngọt" của ngành giáo dục.
Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Khí thế mới của ngành Giáo dục Hà Tĩnh

Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Nâng bước tân sinh viên nghèo “mở cửa” tương lai

Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
Mùa tựu trường

Mùa tựu trường

“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Talkshow: Chắp cánh ước mơ

Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.