Xã hội hóa xây dựng chợ (bài 2): Hiệu quả thấy rõ

(Baohatinh.vn) - Thực hiện chủ trương xã hội hóa xây dựng chợ, thời gian qua, tỉnh, ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp đã vào cuộc mạnh mẽ và đạt được những kết quả bước đầu. Nhiều chợ xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng đã được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, tiêu thụ sản phẩm cho người dân trên địa bàn.

>> Bài 1: Xu thế tất yếu!

Cả hệ thống chính trị vào cuộc

Có thể nói, Nghị quyết 53/2003/NQ-HĐND về phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 của HĐND tỉnh và đề án phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới của UBND tỉnh ra đời như là “kim chỉ nam” cho việc chuyển đổi mô hình quản lý cũng như xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn. Với tinh thần của nghị quyết và đề án, UBND tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, ưu đãi xã hội hóa xây dựng chợ đối với các tổ chức, cá nhân.

Các quyết định đã quy định rõ nội dung ưu đãi, các chính sách cụ thể hỗ trợ trong việc xã hội hóa xây dựng chợ, từ “trong hàng rào”, “ngoài hàng rào”, cơ chế đất đai, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ lãi suất cho các hộ vay vốn vào kinh doanh tại các chợ xã hội hóa… để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Cùng với chủ trương, chính sách hấp dẫn của tỉnh, các sở, ngành, địa phương, theo phần việc của mình, cũng vào cuộc quyết liệt để thu hút xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại Chợ Hội (Cẩm Xuyên).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh kiểm tra hoạt động kinh doanh tại Trung tâm thương mại Chợ Hội (Cẩm Xuyên).

ng cho các chợ xã hội hóa; tổ chức nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực chợ.

Các địa phương cũng đã chủ động phối hợp với sở, ngành trong kêu gọi đầu tư, giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan; tuyên truyền, vận động nhân dân, triển khai giải phóng mặt bằng...

Thậm chí, huyện Cẩm Xuyên còn huy động các lực lượng vận chuyển hàng hóa giúp tiểu thương chợ Hội khi chuyển về chợ mới; ban hành chính sách hỗ trợ người dân khi vào kinh doanh tại chợ… Sự vào cuộc của tỉnh, ngành chức năng, chính quyền địa phương đã thực sự để lại ấn tượng tốt đối với các nhà đầu tư. Chính vì vậy, thời gian qua, chúng ta đã thu hút được hàng chục nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh vào nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát. Đến nay, có 5 chợ đã hoàn thành đưa vào hoạt động, 3 chợ đang được đầu tư xây dựng và gần 10 chợ đang được khảo sát, tìm hiểu, lập dự án đầu tư.

Hiệu quả bước đầu

Sau một thời gian thu hút xã hội hóa, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã có 5 chợ đi vào hoạt động, gồm chợ Hội (Cẩm Xuyên), chợ Nầm, chợ Mới (Hương Sơn), chợ Trung Đình (TP Hà Tĩnh), chợ Hôm (Đức Thọ). Sau khi xã hội hóa thành công, các chợ này đã được thay đổi hoàn toàn hạ tầng và điều kiện kinh doanh so với trước.

Đi đầu và điển hình trong lĩnh vực này phải kể đến Công ty CP Đầu tư phát triển công thương Miền Trung trong việc xây dựng chợ Hội. Sau khi được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại với tổng kinh phí 250 tỷ đồng, tổng diện tích xây dựng 44.000 m2, chợ Hội trở thành chợ hạng I, đáp ứng nhu cầu buôn bán, kinh doanh của gần 3.000 hộ tiểu thương và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 3.000 lao động, hứa hẹn sẽ là nơi quy tụ của các nhà sản xuất, các nhà cung cấp hàng hóa lớn, là cầu nối ngắn nhất giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Chợ Nầm Hương Sơn cũ trước đây chỉ là chợ tạm, họp vào mỗi buổi chiều bên QL 8A; hạ tầng chỉ là dăm chiếc lán lợp tạm, còn lại người dân mua bán ven đường. Năm 2012, HTX Dịch vụ môi trường Sơn Châu đầu tư trên 10 tỷ đồng, xây dựng chợ xép xập xệ này thành một chợ trung tâm khang trang, với tổng diện tích trên 3.500 m2, gồm 50 vị trí kinh doanh tại ki-ốt và hàng trăm chỗ mua bán trong, ngoài đình chợ. Từ chợ tạm, chợ Nầm trở thành chợ chính của khu vực, thu hút lượng khách của gần 10 xã lân cận hoạt động kinh doanh liên tục cả ngày, trở thành đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân một vùng rộng lớn.

Trung tâm thương mại Chợ Hội là điển hình trong xã hội hóa đầu tư. Ảnh: Hương Thành

Trung tâm thương mại Chợ Hội là điển hình trong xã hội hóa đầu tư. Ảnh: Hương Thành

Chợ Mới - Sơn Long cũng tương tự. Bà Lê Thị Mỹ - Giám đốc HTX Dịch vụ môi trường và chợ Mới - Sơn Long cho biết: “Từ khi chuyển đổi, chúng tôi tiếp nhận, đầu tư chợ khang trang. Trước đây, mỗi năm, xã chỉ thu được 5-6 triệu đồng tiền đất, thì nay, riêng tiền thuê đất đã trên 10 triệu đồng và nhiều khoản khác từ phí ki-ốt, thuế môn bài tăng gấp 4-5 lần. Bà con tiểu thương và khách hàng đều đồng tình khi nơi mua bán khang trang, hàng hóa được sắp xếp theo ngành hàng phù hợp, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cháy nổ được đảm bảo”.

Chợ Trung Đình (TP Hà Tĩnh) được HTX Trường Tân xã hội hóa thành công, đi vào hoạt động cuối năm 2013, tuy diện tích chỉ 3.000 m2, mức đầu tư 6 tỷ đồng, nhưng đã giải quyết được việc làm cho hàng trăm lao động; tạo chỗ mua bán khang trang, sạch sẽ cho người dân trong vùng. Đặc biệt, chợ Trung Đình ra đời đã giải quyết được tình trạng người dân khu vực này lấn chiếm lòng, lề đường Nguyễn Công Trứ làm nơi buôn bán tồn tại đã nhiều năm.

Xã hội hóa đầu tư chợ, Nhà nước không mất ngân sách, không phải chi lương cho bộ máy quản lý, thu được thuế đất cao hơn nhiều so với kiểu quản lý trước đây, đặc biệt hơn, lại có được một cơ sở kinh doanh khang trang, hiện đại. Mặt khác, khi chợ được xã hội hóa, quầy hàng, ki-ốt đẹp hơn, bố trí nhóm hàng, ngành hàng khoa học hơn; công tác an toàn cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm… được đảm bảo; công tác quản lý hàng hóa, quản lý thị trường tại chợ thuận tiện hơn. Trong quá trình khai thác, nhà đầu tư sẽ thường xuyên tu sửa, đảm bảo hạ tầng bền vững, ổn định lâu dài. Về phía người kinh doanh, có được nơi kinh doanh tốt, thu hút được nhiều người tiêu dùng, có điều kiện mở rộng kinh doanh, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast