Xã hội hóa xây dựng chợ (bài 1): Xu thế tất yếu!

(Baohatinh.vn) - Trước đây, chợ được xem là công trình phúc lợi xã hội, được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa và tổ chức quản lý. Tuy nhiên, theo quy định mới hiện nay, Nhà nước chỉ trích ngân sách hỗ trợ xây dựng các chợ vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn...

Vì vậy, nếu không xã hội hóa xây dựng chợ thì ở các vùng trung tâm, đô thị... không thể có hạ tầng thương mại khang trang, hiện đại để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua sắm trong thời kỳ mới.

Thực trạng

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 173 chợ các loại, trong đó, có 2 chợ hạng 1, 8 chợ hạng 2, còn lại là chợ hạng 3 và chợ tạm. Trước đây, chợ được xem là công trình phúc lợi xã hội và Nhà nước bỏ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý hoàn toàn. Tuy nhiên, theo tinh thần Nghị định 02/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2003 và Nghị định 114/ 2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 01/2013 NĐ-CP thì Nhà nước không còn đầu tư kinh phí xây dựng chợ như trước, mà chỉ đầu tư một số chợ thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn… Chính vì vậy, nhiều năm qua, hạ tầng các chợ xuống cấp nghiêm trọng mà không nhận được sự đầu tư từ ngân sách. Phía các địa phương, do kinh phí khó khăn, nguồn thu tại chợ thấp nên gần như cũng không quan tâm đến việc tái đầu tư xây dựng chợ, hoặc có nhưng không đáng là bao.

Xã hội hóa xây dựng chợ (bài 1): Xu thế tất yếu! ảnh 1

Chợ Trung Đình (TP Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng khang trang, từ nguồn xã hội hóa.

Bà Nguyễn Thị Trà Giang - chuyên viên Phòng Thương mại - Sở Công thương Hà Tĩnh cho biết: Đa số các chợ hạng 2, hạng 3 được xây dựng từ lâu, trong khi đó, theo quy định mới, Nhà nước không còn đầu tư kinh phí sửa chữa, nâng cấp; tiền phí thu được từ các chợ cũng rất thấp nên việc tái đầu tư hầu như không đáng kể; vì vậy, hạ tầng các chợ xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với các chợ hạng 2, là chợ tại các trung tâm huyện lỵ, lượng người kinh doanh, mua bán ngày càng đông, trong khi hạ tầng xuống cấp, dẫn đến quá tải. Theo đó, người kinh doanh cơi nới ki-ốt, lấn chiếm đường đi, che đậy phông bạt, bày bán hàng giữa nền chợ, bố trí các ngành hàng lộn xộn… nên không đảm bảo yêu cầu theo quy định. Mặt khác, cũng do không được đầu tư duy tu, sửa chữa nên hệ thống phòng cháy, chữa cháy hư hỏng, hệ thống mái che, thoát nước, đường điện, vệ sinh kém… gây nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng lớn đến hoạt động buôn bán…”.

Có thể nói rằng, ngoài 5 chợ đã xã hội hóa đầu tư, 28 chợ chuyển đổi theo chương trình nông thôn mới và số ít các chợ được đầu tư từ các chương trình dự án gần đây, còn lại, đều đã xuống cấp. Bức tranh của đại đa số chợ trên địa bàn hiện nay là: nhếch nhác, xập xệ, ô nhiễm môi trường, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nguy cơ cháy nổ, khó quản lý về thị trường…

Xã hội hóa - yêu cầu tất yếu

Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải xã hội hóa đầu tư để các doanh nghiệp, cá nhân bỏ kinh phí xây dựng, nâng cấp chợ đạt tiêu chuẩn quy định; mặt khác, giúp cơ quan nhà nước kiểm soát hàng hóa, kiểm soát công tác quản lý thị trường tại chợ được tốt hơn.

Chợ Trại (Hộ Độ - Lộc Hà) được xây dựng từ lâu, lại không được đầu tư, nâng cấp, nay trở nên nhếch nhác, hôi hám. Đình chợ là những mái tranh, tấm bạt, tấm ni lông che tạm bợ trên các giàn cọc tre mục nát; nền chợ nước lênh láng, ô nhiễm…

Xã hội hóa xây dựng chợ (bài 1): Xu thế tất yếu! ảnh 2

Bà con tiểu thương tại chợ Trung Đình thuận tiện hơn trong việc kinh doanh khi chợ mới được xây dựng

Ông Phan Đình Hinh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Chợ chỉ 380 m2 nhưng có đến trên 50 hộ kinh doanh buôn bán, chủ yếu là hàng thủy, hải sản tươi sống nên quá tải, tiểu thương phải ngồi tràn ra đường, ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông. Chợ xuống cấp là vậy, nhưng, nếu để tự địa phương “xoay” thì không bao giờ làm nổi bởi nguồn thu của xã quá ít ỏi, trong khi muốn xây chợ đạt chuẩn, phải mất ít nhất 5-6 tỷ đồng. Vì vậy, chỉ có xã hội hóa mới hy vọng có được chợ khang trang, tạo việc làm, đầu ra cho nghề nuôi trồng thủy sản, trồng rau sạch của địa phương”.

Không chỉ chợ hạng 3 ở các xã mà ngay chợ hạng 2 ở thị trấn cũng xuống cấp mà không được đầu tư. Chợ thị trấn Thạch Hà (chợ Cày) là một ví dụ. Mặc dù nằm ở vị trí đẹp, hai mặt tiền, bám QL 1A, lại sát nách TP Hà Tĩnh, nhưng cũng do lâu nay không được đầu tư sửa chữa nên xuống cấp nghiêm trọng. Đường đi, lối lại bị lấn chiếm, hệ thống phòng cháy không đảm bảo, hệ thống thoát nước gần như không sử dụng được; bên cạnh đó, khu vực bán hàng thủy sản và khu vệ sinh công cộng ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Quốc Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Chợ thị trấn Thạch Hà với diện tích gần 1 ha, có gần 200 hộ kinh doanh. Để đáp ứng yêu cầu phát triển, theo quy hoạch và phương án mới hiện nay, tổng vốn đầu tư xây dựng thành chợ hạng 1 khoảng 200 tỷ đồng. Đối với một huyện nghèo, nguồn thu thấp như Thạch Hà, nếu không xã hội hóa thì không bao giờ có được chợ hạng 1. Bởi lẽ, theo quy định, hiện nay, ngân sách nhà nước không đầu tư xây dựng chợ; trong khi đó, mỗi năm, địa phương thu từ chợ được 200 triệu đồng. Giả sử, cứ lấy tiền thu được từ chợ để đầu tư xây dựng chợ theo phương án mới hiện nay, thì phải mất… 1.000 năm! Nếu xã hội hóa thành công, huyện sẽ có được một trung tâm thương mại đẹp, tạo điều kiện thúc đẩy mua bán, tiêu thụ sản phẩm; các hộ mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển. Vì vậy, xã hội hóa xây dựng chợ là vô cùng cần thiết”.

Chợ Trại và chợ Thạch Hà là hai trong vô số câu chuyện về các chợ xuống cấp trên địa bàn Hà Tĩnh... Vì vậy, phải khẳng định rằng, thu hút các nhà đầu tư xã hội hóa xây dựng chợ là chủ trương đúng và tất yếu.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Việt - Lào: Hữu nghị thủy chung, đồng hành vươn ra biển lớn

Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu 4 vạn tấn "mở hàng" cầu cảng số 3 Vũng Áng

Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Nâng cao năng lực hoạt động của cảng quốc tế Lào - Việt Nam

Nâng cao năng lực hoạt động của Cảng quốc tế Lào - Việt

Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 27/4/2025: Tăng nhẹ

Giá vàng hôm nay 27/04/2025: Giá vàng trong nước tăng nhẹ trở lại về mốc 121 triệu. Trong khi đó, giá vàng thế giới tiếp tục xu hướng giảm, hiện giao dịch quanh mức 3.320 USD/ounce, giảm hơn 1% so với phiên trước.
Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng BCĐ cho rằng, phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.
Hộ kinh doanh góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Hộ kinh doanh góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc

Mừng đón 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhiều hộ kinh doanh tại Hà Tĩnh đã tung ra loạt sản phẩm mới lạ, độc đáo, mang đậm tinh thần tự hào dân tộc, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.