Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu

(Baohatinh.vn) - Sáng 14/8, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Trường Đại học khoa học Huế tổ chức "Hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xây dựng quy hoạch chi tiết về phục hồi, mở rộng diện tích rừng ngập mặn (RNM) và công viên bảo tồn rừng ngập mặn hạ lưu sông Rào Cái".

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện - Trưởng Ban chỉ đạo dự án SRDP-IWMC và PGS.TS Hà Văn Hành - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Huế (Đại học Huế) cùng chủ trì hội thảo.

Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu ảnh 1

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện: Việc phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, phát triển đô thị, gắn với quản lý nguồn nước, chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Qua kết quả nghiên cứu đến năm 2014, diện tích rừng và đất ngập mặn ven biển toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có khoảng 1.647,3ha, trong đó diện tích RMN là 691,90 ha; 724,7 ha diện tích đất chưa có rừng; 202,2ha diện tích nuôi trồng thủy sản và làm muối.

Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu ảnh 2
Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuấn - Giảng viên Trường ĐH Khoa học Huế báo cáo thực trạng rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh

Trong tổng số 691,90 ha RNM, có 32 ha rừng tự nhiên phòng hộ và 659,9 ha rừng trồng phòng hộ. Tuy nhiên, hiện nay, rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh đang đứng trước các nguy cơ như cây ngập mặn chết cục bộ (khu vực Rào Cái), cây ngặp mặn mới trồng không sinh trưởng hoặc bị chết do các loại thải, bèo lục bình che phủ.

Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu ảnh 3
Đại diện Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh: Cần phân tích thêm các yếu tố bất lợi về khí hậu, thời tiết của khu vực dự kiến quy hoạch (thường chịu nắng lắm, mưa nhiều, bão lụt) từ đó có các phương án thiết kế bền vững

Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều phương án quản lý, định hướng, giải pháp bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn tại hạ lưu sông Rào Cái như: xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn; quy hoạch sử dụng đất, RNM; giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp; huy động vốn đầu tư; hoàn thiện tổ chức quản lý RNM và chính sách hưởng lợi; quản lý rừng theo hướng phát triển; giám sát tài nguyên đa dạng sinh học, môi trường… có tác động tích cực đối với vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển RNM.

Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu ảnh 4
Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Phan Thanh Nhàn: Nhóm tư vấn cần nghiên cứu để có biện pháp khắc phục các loại sâu bệnh và có giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng...

Cùng đó, việc định hướng xây dựng công viên bảo tồn rừng ngập mặn nhằm tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tạo vẻ đẹp cho đô thị và xây dựng chiến lược tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái cũng như đời sống kinh tế - xã hội để từ đó bảo vệ rừng ngập mặn là hết sức cần thiết.

Phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, chống biến đổi khí hậu ảnh 5

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thiện cảm ơn các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Huế đã đưa ra những cơ sở thực tiễn, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức quản lý trong cách tiếp cận các giải pháp phát triển rừng ngập mặn tại Hà Tĩnh.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, việc phát triển rừng ngập mặn phải gắn với quản lý, phát triển đô thị, gắn với quản lý nguồn nước, chống biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, các sở, ban, ngành cần có những cơ chế chính sách, quy hoạch trong bảo tồn phát triển rừng ngập mặn, xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược tại địa phương.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.