12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Cơ bắp căng cứng, răng bị đau, lưỡi phải làm việc quá mức hay khả năng tích tụ mỡ tốt hơn... là những điều xảy ra với cơ thể con người trong thời tiết lạnh giá.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Lưỡi phải làm việc quá mức: Theo Reader"s Digest, liếm môi quá nhiều là thói quen bản năng bắt đầu khi nhiệt độ trở nên lạnh khiến môi bị khô. Nhưng điều đó lại không giúp môi ẩm. Đầu tiên, nước bọt sẽ bị khô nhanh, buộc bạn phải tiếp tục liếm. Ngoài ra, nước bọt chứa các enzyme không thể bay hơi và bám vào da, những loại enzyme này có thể gây hại cho đôi môi nhạy cảm của bạn. Thậm chí, việc liếm môi còn tăng nguy cơ bị viêm nhiễm. Ảnh: Rd.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Răng bị đau: Nếu có hàm răng nhạy cảm, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau xuyên thấu khi uống đồ lạnh. Bởi vậy, không khí lạnh mùa đông có thể kích hoạt độ nhạy cảm của hàm răng, đặc biệt là nếu bạn có các vấn đề như viêm chân răng, các vấn đề về nướu...Ảnh: Dentalexcellence.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Lượng đường huyết cao hơn: Các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên đặc biệt cẩn thận khi phải đối mặt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ rất cao hoặc lạnh. Vì chúng có thể kích thích cơ thể giải phóng các hormone gây căng thẳng như cortisol, dẫn đến tăng khả năng kháng insulin. Bệnh nhân tiểu đường nên thích nghi dần với điều kiện thời tiết lạnh và ấm từ từ, tránh tiếp xúc kéo dài với điều kiện khắc nghiệt và nên kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Rd.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Tích tụ mỡ tốt hơn: Tất cả con người đều có nhiều chất béo trắng, loại mỡ sần sùi trông rất xấu xí. Nhưng có một loại khác là chất béo nâu, hoạt động mạnh mẽ hơn. Nó đốt cháy calo và giúp bạn giữ ấm khi trời lạnh. Vì vậy, mức độ chất béo nâu có thể tăng vào mùa đông, có lẽ là một tính năng tích hợp giúp giữ ấm cho cơ thể. Bạn có thể làm tăng chất béo nâu bằng cách tập thể dục ở nhiệt độ lạnh hơn. Ngoài ra, ngủ ngon và tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm cũng giúp cơ thể sản xuất nhiều loại chất béo này. Một mẹo khác là bạn có thể ăn táo cả vỏ vì axit ursolic trong vỏ táo làm tăng chất béo nâu. Ảnh: Rd.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Bạn có thể đốt cháy nhiều calo: Bạn đã từng nghe nói tập thể dục ngoài trời lạnh có thể đốt cháy calo. Điều đó rất đúng vì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì nhiệt độ cơ thể. Và khi đó, sự trao đổi chất cũng tăng lên, mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Ảnh: Bupablueroom.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Cơ thể thiếu nước: Mọi người thường nhớ uống nhiều nước vào mùa hè, nhưng điều đó cũng không kém phần quan trọng, thậm chí quan trọng hơn trong những tháng mùa đông. Tuy nhiên, thông thường, vì không cảm thấy khát, nhiều người không bù nước đúng cách. Vì thế, trong những tháng mùa đông, các trường hợp mất nước tăng cao vì phản ứng khát giảm đi, mồ hôi cũng bốc hơi nhanh hơn khiến chúng ta nghĩ rằng đó không phải là mất nước hoặc khát. Ảnh: Lifecellskin.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Bạn dễ bị đau đầu: Mùa đông đến có nghĩa là bạn ít nhận được ánh nắng mặt trời cần thiết để giúp cơ thể hấp thụ vitamin D. Đối với những người dễ bị đau nửa đầu, lượng vitamin D thấp có thể là nguyên nhân. Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết khô của mùa đông dẫn đến mất nước cũng làm tăng nguy cơ đau nửa đầu. Một vấn đề khác nữa là sự thay đổi đáng kể về nhiệt độ khi bạn đi ra ngoài hoặc đi từ ngoài vào trong nhà. Ảnh: Verywellmind.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Cơ bắp cứng lại: Nhiệt độ thấp làm các khớp, cơ bắp mất nhiệt nhanh hơn, khiến chúng kém đàn hồi, co thắt và căng cứng, đặc biệt khi bạn thường lười vận động hơn trong mùa đông. Vì vậy, mọi việc đơn giản như chui ra khỏi chăn, đánh răng, rửa mặt... đều trở nên khó khăn hơn. Ảnh: Rd.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Dễ bị nếp nhăn: Điều này là do các vấn đề như giảm độ ẩm, làm chậm quá trình lưu thông, thời tiết hanh khô, thay đổi thói quen ăn uống và giảm mức độ hoạt động trong mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ khi bạn đi từ nhà ấm áp ra ngoài trời lạnh cũng làm giảm quá trình tái tạo tế bào và lưu thông máu, khiến da mất đi vẻ tươi sáng. Kết hợp những điều này, chúng gây ra nếp nhăn, sạm và khô da. Ảnh: Stylecaster.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Bề mặt của mắt bị khô: Bề mặt mắt được bao phủ bởi một lớp màng nước mắt mỏng. Một bề mặt mắt khỏe mạnh cho bạn tầm nhìn rõ ràng, thoải mái và chống lại nhiễm trùng hiệu quả. Nhưng lớp màng này rất nhạy cảm với những thay đổi trong môi trường như không khí hoặc gió khô. Ở trong nhà, lò sưởi làm khô không khí cũng có thể làm hỏng lớp này, dẫn đến khô mắt. Ảnh: Rd.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Bệnh hen suyễn nặng hơn: Các loại virus như cảm lạnh hoặc cúm phổ biến hơn vào mùa đông. Không khí lạnh và khô ngoài trời hoạt động như chất kích thích có thể làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn. Ở trong nhà, ve bụi và các chất gây dị ứng như nấm mốc, vẩy da động vật là tác nhân lớn gây hen suyễn. Ảnh: Uwmedicine.

12 điều kỳ lạ xảy ra với cơ thể vào mùa đông

Nước mũi chảy: Mũi có một nhiệm vụ là làm ẩm và ấm không khí trước khi bạn hít chúng vào phổi. Khi bạn hít thở khó khăn hơn trong thời tiết hanh khô của mùa đông, mũi sẽ tăng sản xuất chất lỏng, khiến bạn chảy nước mũi và sụt sịt. Ảnh: Pittsburgh.

Theo Zing

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.