Ireland, Nigeria và quốc đảo Niue ở châu Đại Dương đã phê chuẩn TPNW nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn văn kiện này lên 43, gần đạt tới con số 50 cần thiết để TPNW có hiệu lực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: trend.az)
Ngày 6/8, thêm ba quốc gia hoàn tất các thủ tục phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc, nâng tổng số quốc gia và vùng lãnh thổ đã phê chuẩn văn kiện này lên 43, gần đạt tới con số 50 cần thiết để TPNW có hiệu lực.
Ba nước gồm Ireland, Nigeria và quốc đảo Niue ở châu Đại Dương đã phê chuẩn TPNW nhân kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản (6/8/1945).
Dù việc có thêm các bên phê chuẩn sẽ tăng thêm hy vọng rằng TPNW sẽ sớm được thực thi, nhưng tính hiệu lực của hiệp ước vẫn chưa chắc chắn vì toàn bộ năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đều là những cường quốc hạt nhân, vẫn chưa phê chuẩn.
Nhật Bản, nước duy nhất trên thế giới đã phải hứng chịu bom nguyên tử, cũng chưa phê chuẩn TPNW, dường như là để phù hợp với quan hệ đồng minh an ninh với Mỹ, nước vốn đang đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân cho Nhật Bản.
Trong một phát biểu ngày 6/8, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết: “Nguy cơ của việc sử dụng vũ khí hạt nhân một cách có chủ ý hay vô tình, hoặc do tính toán sai lầm, đang rất cao vì các xu hướng như vậy đang diễn ra.”
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi TPNW, khẳng định “cách duy nhất để loại bỏ hoàn toàn nguy cơ hạt nhân là loại bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân”.
TPNW được thông qua năm 2017, khi 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký vào văn kiện này. TPNW sẽ chính thức có hiệu lực 90 ngày sau khi nhận được sự phê chuẩn của ít nhất 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong một diễn biến liên quan, hội thảo đánh giá Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đã được ấn định vào tháng 1/2021 sau khi phải hoãn lại do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. NPT có hiệu lực từ năm 1970, và các hội thảo đánh giá việc thực thi hiệp ước này được tiến hành 5 năm/lần.
Trong một diễn biến khác, ứng cử viên tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/8 bày tỏ ý định quyết tâm hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Phát biểu nhân kỷ niệm 75 năm ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, ông Biden cho biết: “Tôi sẽ nỗ lực để đưa chúng ta tiến gần hơn tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, để những nỗi kinh hoàng như Hiroshima và Nagasaki không bao giờ tái diễn.”
Trước đó, khi còn là cấp phó cho Tổng thống Barack Obama, ông Biden cũng đã cam kết nỗ lực hướng tới mục tiêu này.
Theo ông Biden, đây là “mục tiêu tối thượng” và phải bắt đầu từ việc Mỹ và Nga nhất trí gia hạn Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), văn kiện sẽ hết hiệu lực vào tháng 2/2021.
Thượng viện Mỹ bỏ phiếu phê chuẩn dự luật chi tiêu của Tổng thống Trump với tỷ lệ phiếu là 51-50, thiết lập nền tảng để ông triển khai nghị trình nhiệm kỳ hai.
Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã chấp nhận đơn kiện của 36 thượng nghị sỹ, cáo buộc bà Paetongtarn vi phạm chuẩn mực đạo đức liên quan đến việc cuộc điện đàm nhạy cảm về chính trị với ông Hun Sen.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/6 đã ký sắc lệnh hành pháp bãi bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt của nước này đối với Syria, vốn được áp dụng kể từ năm 1979.
Máy bay rơi trúng ký túc xá của Trường Cao đẳng Y khoa B. J. nên đã phát nổ và gây đám cháy lớn thiêu rụi nhiều tòa nhà khiến gần 300 người đã thiệt mạng.
Bài phát biểu của ông Putin không chỉ đánh giá thành tựu của Liên minh Kinh tế Á-Âu mà còn gửi đi thông điệp sắc bén về địa chính trị, kinh tế toàn cầu, và vai trò của Nga trong thế giới đa cực.
Theo kế hoạch, các học viên của Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, nếu không thể quay lại Mỹ, sẽ được phép theo học chương trình trao đổi tại Trường Munk thuộc Đại học Toronto của Canada.
Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.
Tướng Ali Shadmani, người đứng đầu trung tâm chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã tử vong sau các cuộc không kích do Israel tiến hành.
Cuộc xung đột đã cắt đứt các đường bay chính đến những trung tâm hàng không vốn có sức chống chịu tốt như Dubai, nơi có sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới, và thủ đô Doha của Qatar.
Ngoại trưởng Iran cho biết chiến dịch quân sự của lực lượng vũ trang hùng mạnh nước này nhằm trừng phạt Israel vì hành động gây hấn đã tiếp diễn cho đến phút cuối cùng, lúc 4 giờ sáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran đã được thống nhất và sẽ chính thức có hiệu lực vào lúc 7h00 sáng theo giờ Israel (tức 11h theo giờ Hà Nội).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động tấn công Iran là vô căn cứ và không thể biện minh, đồng thời khẳng định thiện chí "thực hiện các nỗ lực nhằm hỗ trợ nhân dân Iran."
Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã huy động 125 máy bay quân sự trong chiến dịch Búa Đêm, thả 14 quả bom xuyên phá hầm xuống căn cứ hạt nhân quan trọng của Iran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran đã giao phó việc bảo vệ ông cho nhóm vệ sỹ được tuyển chọn kỹ lưỡng giữa lúc có lo ngại cho rằng tình báo Israel đã thâm nhập sâu vào bộ máy chính quyền.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố đóng vĩnh viễn hai cửa khẩu biên giới với Thái Lan, nhằm đáp trả việc quân đội Thái nhiều lần đơn phương đóng cửa biên giới giữa hai nước.
Ông Trump ra lệnh tập kích ba cơ sở hạt nhân Iran do các đòn tập kích của Israel dường như không gây thiệt hại đủ nặng, cũng như nhằm ép Tehran đàm phán.
Malaysia tiếp tục áp thuế đối với các nhà sản xuất mặt hàng sắt, thép của Trung Quốc và Nhật Bản; chấm dứt áp thuế đối với các nhà xuất khẩu liên quan của Hàn Quốc và Việt Nam.
Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và một số người khác bị thương sau khi một kẻ đánh bom liều chết kích nổ thiết bị nổ tự chế tại một cửa hàng thực phẩm địa phương ở bang Borno, Đông Bắc Nigeria, vào cuối ngày 21/6.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu