5 “hố đen” mang Kalibr nhắc nhở NATO

Quy mô nhóm tàu ​​ngầm phi hạt nhân thuộc Dự án 636.3 của Hải quân Nga hoạt động trên biển Địa Trung Hải đã được tăng từ 3 lên 5 chiếc.

Cụ thể bao gồm 3 tàu ngầm mang tên lửa hành trình Kalibr-PL của Hạm đội Biển Đen và 2 chiếc thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

Vậy đâu là những lợi thế chiến lược và chiến thuật của nhóm tác chiến Hải quân Nga trên Biển Địa Trung Hải, trang PolitExpert đã tiến hành một cuộc phỏng vấn với nhà phân tích quân sự Alex Sukonkin.

5 “hố đen” mang Kalibr nhắc nhở NATO

Nga đã tăng cường tàu ngầm Dự án 363 tới căn cứ hải quân Tartus tại Syria

Người đối thoại của ấn phẩm lưu ý rằng việc tăng cường phương tiện tác chiến cho hạm đội trong khu vực sẽ giúp mở rộng khả năng hoàn thành các nhiệm vụ chiến thuật, đặc biệt là với trường hợp tàu ngầm mang tên lửa.

“Đó là một vấn đề với đối phương khi Nga bổ sung các tàu ngầm diesel-điện, mỗi tàu đảm bảo tiêu diệt 6 mục tiêu, tức là với 5 chiếc thì chúng có thể phá hủy được 30 mục tiêu”, ông Sukonkin nói.

Nhà quan sát quân sự nhấn mạnh, mục đích chính của tàu ngầm vẫn là tiến hành các hoạt động bao gồm tấn công bằng ngư lôi vào tàu địch, phong tỏa luồng lạch, tiến hành trinh sát trong khu vực được chỉ định. Rõ ràng 5 tàu ​​ngầm sẽ làm được nhiều việc hơn 3 chiếc.

“Sự hiện diện của biên đội tàu ngầm Nga ở Biển Địa Trung Hải đã tạo ra căng thẳng cho tất cả các hạm đội NATO xuất hiện trong khu vực. Khả năng giữ bí mật cao khi hoạt động của những tàu ngầm diesel-điện này cho phép chúng giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu được giao tốt hơn".

Thành phần của lực lượng đặc nhiệm không nhất quán, chuyên gia Sukonkin nói. Tàu chiến của Nga hiện diện ở Địa Trung Hải trên cơ sở luân chuyển. Tuy nhiên Bộ tư lệnh Hải quân sẽ sắp xếp đội hình để đủ sức giải quyết thành công mọi nhiệm vụ được giao.

“Nhiệm vụ hàng đầu của hạm đội trong khu vực là yểm trợ từ biển đối với nhóm tác chiến của Nga đang hoạt động ở Syria. Nguồn cung cấp chủ yếu bằng đường biển, và Hải quân Nga đảm bảo sự bất khả xâm phạm của tuyến đường vận tải, chính là điểm hỗ trợ vật chất và kỹ thuật ở Tartus cũng như vùng nước lân cận”, ông Sukonkin nói.

Chuyên gia quân sự cho rằng Biển Địa Trung Hải từ lâu đã trở thành nơi đối đầu không chỉ giữa các quốc gia, mà còn toàn bộ hệ thống sắc tộc và tôn giáo. Đặc biệt là nền dân chủ phương Tây, Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa tân Ottoman và nhiều biểu hiện khác của sự độc lập về quân sự cũng như chính trị.

“Các tàu ngầm thuộc Dự án 636.3 được chế tạo bằng công nghệ đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối hoạt động trên biển. Trên báo chí phương Tây, chúng được gọi là hố đen để nhấn mạnh độ yên lặng”, chuyên gia Sukonkin nói.

Tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống động lực diesel-điện cho phép chúng đạt tốc độ cao dưới nước và hoạt động trong thời gian khá dài mà không cần nổi lên, nhà quan sát quân sự lưu ý thêm.

Tất nhiên thời gian hoạt động của phương tiện này ít hơn so với loại trang bị lò phản ứng hạt nhân, tuy nhiên điều đó không quá quan trọng vì tàu ngầm diesel-điện thuộc Dự án 636.3 được thiết kế để tác chiến ở khu vực ven bờ.

“Các tàu loại này có khả năng bắn tên lửa hành trình Kalibr-PL qua ống phóng ngư lôi, có thể bắn trúng mục tiêu trên đất liền nằm cách điểm phóng và đường bờ biển hàng trăm km”, ông Sukonkin nói.

Người đối thoại của ấn phẩm lưu ý thêm, điều này khiến tàu ngầm diesel-điện trở thành một công cụ gây áp lực quân sự khá lớn và không thể bỏ qua tàu ngầm Nga trên chính trường quốc tế.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.