70 năm ngành Xuất bản, In và Phát hành: Phát huy vai trò lưu giữ, tích lũy và truyền bá tri thức!

(Baohatinh.vn) - Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Đảng, ngành Xuất bản, In và Phát hành đã không ngừng lớn mạnh và có nhiều đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy truyền thống 70 năm, Ngành Xuất bản, In và Phát hành đang chuyển mình mạnh mẽ thực hiện chuyển đổi số, phát triển bền vững.

70 năm ngành Xuất bản, In và Phát hành: Phát huy vai trò lưu giữ, tích lũy và truyền bá tri thức!

Các em nhỏ tham gia chương trình Ngày hội sách và Văn hóa đọc năm 2022 tại TP Hà Tĩnh.

Sự ra đời của hoạt động xuất bản gắn chặt với việc chế tạo ra giấy và khắc ván in. Triều Lý với việc in các bộ kinh Phật; triều Lê Hy Tông với bộ quốc sử “Đại Việt sử ký toàn thư”. Đến cuối thế kỷ XIX, nhiều bộ sách chữ Hán thuộc các thể loại khác nhau như lịch sử, địa lý, triết học, toán, y học, ngôn ngữ đã được xuất bản, trong đó có bộ sách được đánh giá là “bách khoa toàn thư” của Việt Nam: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta và đưa kỹ thuật in phương Tây (hoạt bản - in chữ rời) vào Việt Nam. Các nhà in đầu tiên được thành lập và dần xuất hiện tạo ra sự thay đổi từ xuất bản cổ truyền (chữ Hán, chữ Nôm) sang kỹ nghệ xuất bản bằng chữ quốc ngữ.

Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và cuộc đấu tranh tư tưởng, đến các cuộc vận động canh tân yêu nước ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất bản đã biến đổi rất phong phú, phức tạp với sự xuất hiện các trào lưu và khuynh hướng vận động rất khác nhau, trong đó nổi bật là sự ra đời hoạt động xuất bản cách mạng theo khuynh hướng Mác-xít. Quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam gắn liền với quá trình hoạt động đầy gian khổ, sáng tạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, trong đó những tác phẩm của Người viết ở nước ngoài lần lượt được xuất bản và đưa về nước trong thời gian từ 1920 đến trước khi thành lập Đảng đã có tác dụng to lớn, có tính chất quyết định đối với hoạt động xuất bản cách mạng, là sự mở đường cho sự nghiệp xuất bản cách mạng nước ta. Đó là các tác phẩm Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Versailles, Bản án chế độ thực dân Pháp, Con rồng tre, Đường cách mệnh, Nhật ký chìm tàu.

70 năm ngành Xuất bản, In và Phát hành: Phát huy vai trò lưu giữ, tích lũy và truyền bá tri thức!

Cuốn sách “Đường Kách Mệnh” - Bảo vật quốc gia, hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Ngay sau khi thành lập Đảng (1930), cuốn sách “Ngày quốc tế đỏ mồng một tháng Tám” do Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam được ấn hành. Trước 1945 đã xuất hiện một khuynh hướng xuất bản hoàn toàn mới, đó là xuất bản cách mạng theo khuynh hướng Mác-xít ở nước ta và chính nó đã góp phần tạo nên diện mạo mới của ngành xuất bản Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do và thống nhất đối với dân tộc ta. Các nhà xuất bản đầu tiên được thành lập: Nhà xuất bản Lao động, Nhà xuất bản Sự thật, Nhà xuất bản Văn hóa Cứu quốc. Sách xuất bản trong những năm đầu kháng chiến phần nhiều là sách kịp thời phục vụ kháng chiến, phổ cập trong quân và dân, dễ đọc, dễ hiểu và thiết thực.

Ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia. Lần đầu tiên, Nhà nước dân chủ nhân dân thành lập một cơ quan quản lý Nhà nước về xuất bản gồm cả 3 khâu: nhà xuất bản, nhà in và đơn vị phát hành. Từ đó, mở ra một thời kỳ mới cho hoạt động xuất bản nước ta. Sau này, ngành xuất bản lấy ngày 10/10/1952 là ngày truyền thống toàn ngành.

Giai đoạn 1955-1959, là thời kỳ ngành xuất bản vừa tiến hành việc cải tạo, quản lý, hướng dẫn các hoạt động xuất bản tư nhân trong chế độ cũ, vừa tìm tòi, xác định nguyên tắc cho xuất bản mới - XHCN; đồng thời, khẩn trương triển khai những hoạt động kịp thời phục vụ các nhiệm vụ lớn mà Đảng, Nhà nước đang nỗ lực chỉ đạo thực hiện ở giai đoạn này. Tiêu biểu là Sắc lệnh 282 (ngày 11/12/1956) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về quyền tự do ngôn luận, xuất bản sách báo… và Chỉ thị 172-CT/TW ngày 23/11/1959 của Ban Bí thư xác định vị trí, tính chất, nhiệm vụ của 3 ngành xuất bản, in và phát hành.

Giai đoạn 1954-1960, số bản sách được xuất bản ở miền Bắc đã tăng lên gấp 10 lần. Đến năm 1960, chúng ta đã có thêm 12 nhà xuất bản. Riêng số sách xuất bản năm 1959 đã gần gấp đôi số sách xuất bản trong 9 năm kháng chiến cộng lại.

Thời kỳ 1965-1975, cả nước tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược. Xuất bản ở miền Bắc phải sơ tán về nông thôn, miền núi để sản xuất, đáp ứng nhu cầu vừa chiến đấu vừa xây dựng, đồng thời trực tiếp xây dựng xuất bản cách mạng ở vùng giải phóng miền Nam. 20 nhà xuất bản ở miền Bắc đã xuất bản hàng nghìn đầu sách với hàng triệu bản phục vụ cuộc sống, chiến đấu và sản xuất của quân, dân ta ở cả hai miền.

Năm 1968, Nhà xuất bản Giải phóng được thành lập (thời gian đầu đặt tại miền Bắc). Trên thực tế, hoạt động xuất bản ở vùng giải phóng miền Nam giai đoạn 1960 đến 1975 là một bộ phận không thể tách rời với hoạt động xuất bản miền Bắc và chính là một nhánh của ngành xuất bản cách mạng Việt Nam.

Ngay sau ngày giải phóng (tháng 4/1975), miền Bắc đã chuyển hàng trăm triệu bản sách vào miền Nam phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục, xây dựng tư tưởng, tình cảm mới - XHCN.

70 năm ngành Xuất bản, In và Phát hành: Phát huy vai trò lưu giữ, tích lũy và truyền bá tri thức!

Sắc lệnh số 122/SL thành lập Nhà in Quốc gia do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký được tái hiện tại Triển lãm sách kỷ niệm 70 năm Ngành xuất bản, In và Phát hành Việt Nam.

Trong bối cảnh đất nước có một số biến động như khủng hoảng KT-XH; chiến tranh ở biên giới Tây Nam và chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tác động sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội…, với tư cách là vũ khí tư tưởng - văn hóa sắc bén, ngành xuất bản đã nỗ lực vượt khó khăn, giữ vai trò tích cực, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân, ổn định chính trị - tư tưởng. Từ 21 nhà xuất bản trước 1975, đến 1985 đã lên đến 40 nhà xuất bản; xuất bản được nhiều cuốn sách có giá trị, phục vụ kịp thời công tác chính trị, tư tưởng, văn hóa, giáo dục…

Giai đoạn 1986-1991, các nhà xuất bản chuyển từ cơ chế bao cấp toàn bộ sang cơ chế hạch toán kinh doanh, xóa bỏ bao cấp, phải tự lo nhiều mặt. Hầu hết các nhà xuất bản đều thiếu vốn, lúng túng, trong khi đó, công tác chỉ đạo, quản lý không theo kịp tình hình mới, có lúc buông lỏng, thả nổi. Nhiều nhà xuất bản ra đời, chỉ hoạt động vài năm phải giải thể, đặc biệt là các nhà xuất bản địa phương. Khuynh hướng “thương mại hóa” xuất hiện.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác báo chí, xuất bản, ngày 31/3/1992, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 08-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản với những chỉ đạo mới, kiên quyết tổ chức, lập lại kỷ cương, trật tự trong ngành xuất bản, tạo điều kiện cho bước phát triển mới trong những năm sau.

Tiếp đó, một loạt văn bản chỉ đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước được ban hành đã kịp thời định hướng, quản lý, hướng dẫn hoạt động xuất bản. Từ đó, hoạt động xuất bản đã có nhiều chuyển biến tích cực, ngành xuất bản phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp Nhân dân. Tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng - văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, là một bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hệ thống tổ chức các nhà xuất bản được giữ vững, ổn định; năng lực, trình độ của một số nhà xuất bản được tăng cường; lực lượng lao động có bước phát triển mới cả về số lượng và chất lượng. Lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm phát triển nhanh về quy mô và số lượng, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương, đất nước, đáp ứng tốt nhu cầu đọc của Nhân dân.

Hiện nay, nhiều nhà xuất bản đã và đang có những bước đi thích hợp tạo sự đổi mới căn bản hoạt động quản lý và hoạt động sản xuất hình thành mô hình, sản phẩm mới đáp ứng những thay đổi về nhu cầu, thói quen tiếp nhận, thụ hưởng thông tin của người dân trên nền tảng số.

Lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm, phát hành xuất bản phẩm điện tử có bước tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm gần đây. Nhiều loại hình xuất bản phẩm điện tử hiện đại được xuất bản, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc phát hành sách nói đã đem lại những hiệu quả đặc biệt ấn tượng. Số lượng doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm điện tử tiếp tục gia tăng về số lượng với sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp công nghệ tạo dựng diện mạo mới cho ngành xuất bản trên không gian số.

(Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)

Đọc thêm

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Ngày càng nhiều người du lịch 'tránh Tết'

Tết Dương lịch: "Xu hướng xuất ngoại dịp Tết dự kiến tăng trong thời gian tới bởi nhiều du khách muốn tránh áp lực Tết truyền thống cũng như tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ", theo đại diện một đơn vị lữ hành.
5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

5 hoa hậu, á hậu của Miss International 2024

Hoa hậu Thanh Thủy được nhận xét có gương mặt tựa búp bê, còn á hậu 1 người Bolivia ghi điểm về thần thái, tự tin trong ứng xử tại Miss International 2024.
Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 mang chủ đề "Du lịch Hoà Bình - Kết nối khát vọng xanh" sẽ diễn ra trong các ngày từ 15 - 23/11/2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.