94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Đại diện Bộ Nội vụ nhấn mạnh việc bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội.

Ai cũng muốn có cơ hội thăng tiến theo năng lực

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023 vừa qua, phóng viên đặt câu hỏi nếu bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có giáo viên, điều này tạo thuận lợi gì và giúp cải thiện tình trạng giáo viên nghỉ việc như thế nào?

94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Trả lời vấn đề, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, bất cứ nghề nghiệp gì, cán bộ công chức, viên chức, người lao động đều mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp. Ai cũng muốn có cơ hội thăng tiến theo năng lực chuyên môn của mình.

Việc thực hiện chính sách về chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng là một trong những giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo được thăng hạng, không chỉ chứng tỏ năng lực, trình độ chuyên môn của mình, mà kèm theo đó là chế độ, chính sách tiền lương.

94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn thông tin, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; trong đó có đề xuất bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.

Nếu đề xuất này thành hiện thực thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp chỉ thông qua hình thức xét, không còn hình thức thi. Điều này sẽ tác động tích cực đến công tác phát triển nghề nghiệp đối với viên chức nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng.

Theo thứ trưởng, dù thi hay xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đều nhằm mục đích đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn của nhà giáo. Mà năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần có quá trình giảng dạy, tự đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện.

Đối với hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp, thứ trưởng nhìn nhận, đã thi thì giáo viên phải học, ôn và chuẩn bị nội dung kiến thức; trong khi công việc giảng dạy vẫn phải đảm bảo. Điều đó khiến giáo viên mất nhiều thời gian, công sức…

Còn nếu thực hiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì có những mặt tích cực hơn. Thay vì đánh giá qua bài thi, khi xét sẽ có hội đồng đánh giá. Việc đánh giá, nhận xét sẽ dựa trên quá trình công tác của giáo viên.

Việc này sẽ đảm bảo tính công bằng, minh bạch và chính xác hơn. Khi đó sẽ tạo động lực để giáo viên cống hiến, gắn bó với nghề và góp phần hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, bỏ việc.

Nếu việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chỉ thông qua hình thức xét sẽ giúp tháo gỡ một số băn khoăn của nhà giáo.

Tiết kiệm chi phí cho xã hội

Cùng trả lời tại họp báo, Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, vấn đề bỏ thi thăng hạng viên chức được dư luận xã hội quan tâm thời gian qua.

Theo ông, quy định thăng hạng với hai hình thức thi hoặc xét đã được quy định rõ trong luật, đã có sự phân cấp cho các bộ, ngành. Tuy nhiên, quá trình thi thấy có nhiều khó khăn, dù đã phân cấp, nhưng các bộ, ngành, địa phương vẫn chưa ban hành thông tư (chỉ một vài bộ ban hành), nên khó tiến hành.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng cho rằng, việc thi còn hình thức, không phản ánh được thực chất. Với số lượng viên chức rất lớn, gần 2 triệu người, nên việc thi gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, người thi phải có chứng chỉ chuyên ngành, đây chính là hạn chế, rào cản.

94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh

Ngoài ra, theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, việc tổ chức thi sẽ gây rất nhiều tốn kém về thời gian, công chức, chi phí. “Do vậy, việc bỏ thi sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội”, ông Minh nhấn mạnh.

Theo ông Minh, Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này. Kết quả, có 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi nâng thăng hạng viên chức. “Nếu bỏ thi thăng hạng sẽ khắc phục được những vướng mắc bất cập trên, đồng thời giảm áp lực cho đội ngũ viên chức”, ông Minh khẳng định.

Đồng tình với nhận định của Thứ trưởng Sơn, ông Minh so sánh, thi sẽ không sát được với thực tiễn, còn xét thăng hạng sẽ đánh giá được “đúng người, đúng việc”. Mặt khác, xét thăng hạng sẽ giảm được thủ tục hành chính trong bổ nhiệm viên chức.

Theo VTV

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.