Chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm, bệnh sởi

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của một số loại dịch bệnh, ngành Y tế Hà Tĩnh đã triển khai các giải pháp phòng chống, đồng thời khuyến cáo người dân cần chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh.

Những tháng đầu năm 2025, trên địa bàn Hà Tĩnh đã ghi nhận sự xuất hiện và gia tăng các ca bệnh mắc sởi. Đáng chú ý như tại thị xã Kỳ Anh, đến nay, đã có 172 ca mắc sởi, trong đó chủ yếu tập trung tại các địa bàn như: Kỳ Trinh, Kỳ Thịnh, Hưng Trí, Kỳ Hà, Kỳ Phương… Điều đáng quan ngại là hầu hết các ca mắc đều chưa tiêm hoặc chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng sởi theo đúng khuyến cáo của ngành y tế.

bqbht_br_soi-2025a.jpg
Các bác sỹ lấy máu xét nghiệm sởi cho bệnh nhi.

Bác sỹ Võ Văn Phong – Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh cho biết: “Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, đơn vị đã phối hợp với các địa phương và các nhà trường triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống, nhất là chủ động cách ly các ca mắc để ngăn chặn nguy cơ lây lan. Hướng dẫn các nhà trường, gia đình có ca bệnh vệ sinh nhà cửa, môi trường sống. Đặc biệt là phân công các cán bộ y tế giám sát chặt chẽ tại các địa bàn để khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ thì kịp thời cách ly, triển khai các biện pháp phòng dịch, tránh để bùng phát, lây lan”.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2025 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 455 ca mắc sởi tại 11/12 huyện, thị xã, thành phố, trong đó, một số địa phương có số ca mắc lớn: TX Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Can Lộc, TP Hà Tĩnh… Tuy nhiên, nhờ kịp thời phát hiện nên các ca bệnh đều được điều trị tại các trung tâm y tế và các trạm y tế, không có trường hợp biến chứng nặng.

bqbht_br_soi-ba.jpg
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác phòng chống sởi tại TX Kỳ Anh.

Không chỉ bệnh sởi mà từ đầu năm đến nay, Hà Tĩnh còn ghi nhận sự gia tăng và bùng phát mạnh dịch cúm với các thể cúm A, cúm B.

Bác sỹ Đặng Thị Lý – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (BVĐK tỉnh) cho biết: "Hiện nay, khoa đang điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân bị cúm. Phần lớn bệnh nhân vào điều trị tại đây là người lớn tuổi, trẻ em, người có bệnh lý nền nên khi bị mắc cúm các triệu chứng nặng hơn. Việc điều trị cho các bệnh nhân này cũng kéo dài hơn”.

Theo tổng hợp từ ngành y tế, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 3.000 ca mắc cúm, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2024. Các địa phương có số lượng bệnh nhân mắc lớn như: TX Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc… Người mắc cúm thường có các triệu chứng như: sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng, chảy nước mũi. Bệnh cúm mùa khó phòng ngừa và gây ra nguy cơ tử vong, đặc biệt với người lớn tuổi, người có các bệnh lý nền như viêm phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh nhân đặt sten mạch vành…

bqbht_br_cum-2a.jpg
Bác sỹ thăm khám cho một trường hợp bị cúm A.

Để đảm bảo hiệu quả trong việc điều trị cho các ca bệnh cúm mùa đang có xu hướng gia tăng, Sở Y tế Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 421/SYT-NVD yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở hành nghề triển khai việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị bệnh cúm. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm A khi không có chỉ định của bác sỹ.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng vi-rút dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A, đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc, các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sỹ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Các cơ sở khám chữa bệnh chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A, chủ động, khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.

Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

bqbht_br_cum-1a.jpg
Các y, bác sỹ Trạm Y tế xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ) tiêm vắc-xin phòng sởi cho trẻ.

Một trong những giải pháp phòng, chống với bệnh cúm hiệu quả nhất hiện nay là người dân cần chủ động tiêm vắc-xin. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý kịp thời, tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh hoặc kháng vi-rút để điều trị.

Với bệnh sởi, ngay khi có các ca bệnh, ngành đã chủ động triển khai từ sớm các giải pháp khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan trên diện rộng. Dù đến nay chưa có trường hợp biến chứng nặng song người dân không được chủ quan, lơ là. Cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành y tế. Đặc biệt, hệ thống y tế cơ sở cần tăng cường công tác giám sát trong cộng đồng để phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, kịp thời có các biện pháp cách ly, dự phòng, hạn chế nguy cơ lây lan. Phụ huynh và các nhà trường theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, khi phát hiện những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì cho nghỉ học, theo dõi sức khỏe tại nhà và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.

Bác sỹ Nguyễn Chí Thanh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.
Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Năm 2025, ngành dân số Hà Tĩnh quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số… góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.