Vì sao giáo viên trường công lập không được đăng ký kinh doanh dạy thêm?

Nhiều ý kiến thắc mắc quy định 'giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường' trong thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được ban hành ngày 30-12-2024 có hiệu lực từ ngày 14-2. Trong đó, đến nay nhiều giáo viên trường công vẫn không hiểu vì sao có quy định muốn dạy thêm ngoài nhà trường thì phải đăng ký kinh doanh nhưng họ lại không thể tự đăng ký kinh doanh để dạy thêm?

Học sinh học thêm tại một cơ sở ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG
Học sinh học thêm tại một cơ sở ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Về vấn đề này, thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận, giảng viên khoa kinh tế - luật, Trường đại học Tài chính - Marketing, giải thích: Điều 6, thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (gọi chung cơ sở dạy thêm) phải thực hiện yêu cầu đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận - Ảnh: NVCC
Thạc sĩ luật Nguyễn Thị Thái Thuận - Ảnh: NVCC

Vì thế, việc cá nhân muốn tổ chức dạy thêm chỉ cần đăng kinh doanh theo quy định của pháp luật là có thể dạy thêm hợp pháp.

Việc đăng ký kinh doanh theo hình thức cá nhân hiện nay có hai phương án: đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể được cấp phép bởi UBND quận, huyện; việc đăng ký thành lập doanh nghiệp được cấp phép bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư (tên gọi hiện nay, khi chưa sáp nhập với Sở Tài chính).

Tuy nhiên, những giáo viên đang làm việc tại các trường phổ thông công lập (TH, THCS, THPT) lại phải chịu sự chi phối thêm của chính quy định theo thông tư 29 và Luật Doanh nghiệp nên không thể chịu trách nhiệm pháp lý (tự đứng tên trên giấy phép kinh doanh).

Cụ thể, điều 4 của thông tư 29 quy định rõ các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm. Trong đó, quy định "giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường".

Như vậy, với quy định này, giáo viên trường công lập không thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh để dạy thêm.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp cũng quy định "công chức, viên chức không được thành lập và quản lý doanh nghiệp". Giáo viên các trường công lập cũng bị chi phối bởi quy định này nên họ không thể đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung, không riêng gì việc thành lập doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ dạy thêm.

Vì thế, với những giáo viên công lập muốn dạy thêm, để thực hiện đúng thông tư 29 là đầu quân cho các trung tâm dạy thêm đã được cấp phép và thực hiện việc dạy thêm ở cơ sở đó.

tuoitre.vn

Đọc thêm

Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Cô giáo 9X yêu nghề, giỏi chuyên môn

Giải nhất tại Hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh là phần thưởng ý nghĩa để cô Nguyễn Thanh Hoài (Trường Tiểu học thị trấn Cẩm Xuyên 2, Hà Tĩnh) thêm yêu và gắn bó với nghề.
Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Gameshow "Ô cửa tiếng Anh" mùa 2 chính thức trở lại

Ô cửa tiếng Anh (English Windows) - sân chơi tiếng Anh đầy ý nghĩa dành cho học sinh THCS trên toàn tỉnh sẽ chính thức phát sóng số đầu tiên vào 21h25’ tối mai (6/4) trên sóng HTTV và các nền tảng số của Báo Hà Tĩnh.
Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

Nữ sinh chuyên Hà Tĩnh chia sẻ về đạt điểm SAT tuyệt đối 1.600

SAT là bài thi chuẩn hóa, được nhiều trường đại học trên thế giới dùng xét tuyển đầu vào. Với số điểm 1.600 bài thi SAT, em Nguyễn Thị Diệu Anh (lớp 12 Anh 1, Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh đã lọt vào nhóm hiếm trên thế giới đạt số điểm thi tuyệt đối.
Nữ sinh Hà Tĩnh “bật mí” cách đạt nút bạc Youtube

Nữ sinh Hà Tĩnh “bật mí” cách đạt nút bạc Youtube

Không chỉ sở hữu kênh Youtube với hơn 100.000 lượt theo dõi, Bùi Khánh Thơ (lớp 11A7, Trường THPT Cẩm Bình, TP Hà Tĩnh) còn được nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ khi đạt nhiều giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.