Ai sẽ “hộ tống” ông Trump ra khỏi Nhà Trắng trong Ngày nhậm chức?

Điều gì sẽ xảy ra khi ông Joe Biden tới Nhà Trắng sau khi tuyên thệ nhậm chức trong ngày 20/1/2021 nhưng Trump lại không chịu rời Phòng Bầu dục? Ai sẽ chịu trách nhiệm “hộ tống” tổng thống mãn nhiệm ra khỏi Nhà Trắng?

Mật vụ Mỹ chưa từng phải “hộ tống” một tổng thống ra khỏi Nhà Trắng và cũng không có hướng dẫn cụ thể phải xử lý như thế nào trong trường hợp tổng thống mãn nhiệm không chịu rời khỏi số 1600 Đại lộ Pennsylvania.

Ai sẽ “hộ tống” ông Trump ra khỏi Nhà Trắng trong Ngày nhậm chức?

Điều gì sẽ xảy ra khi ông Joe Biden tới Nhà Trắng sau khi tuyên thệ nhậm chức trong ngày 20/1/2021 nhưng Trump lại không chịu rời Phòng Bầu dục? Ảnh: Business Insider

Tổng thống Trump tới nay vẫn chưa nhận thua trong cuộc bầu cử. Theo CNN, ông Trump đã nói với một số cố vấn rằng ông sẽ không rời Nhà Trắng trong Ngày Nhậm chức. Điều này làm dấy lên một số đồn đoán về việc ông Trump sẽ “bị cưỡng chế” rời khỏi Nhà Trắng như thế nào khi tổng thống mới tuyên thệ nhậm chức và sẽ chuyển tới tòa nhà này trong ngày 20/1/2021.

Vấn đề này cũng trở thành chủ đề nóng trong nhóm chat riêng của các cựu quan chức mật vụ và cựu quan chức Bộ An ninh nội địa (DHS) cả trong chính quyền Dân chủ và Cộng hòa.

Nhóm của Tổng thống đắc cử Joe Biden nói rằng chính phủ sẽ không gặp phải vấn đề nào trong việc “hộ tống kẻ xâm phạm” ra khỏi Nhà Trắng nếu điều đó xảy ra trong Ngày nhậm chức. Vậy chính xác thì điều đó sẽ diễn ra như thế nào?

“Chúng tôi không ở đó để đuổi người”

Một kịch bản tồi tệ nhất, dù ít có khả năng xảy ra nhưng cũng không hoàn toàn loại trừ: Khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức và tới Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021, ông Trump khẳng định ông vẫn là tổng thống và không chịu rời bàn làm việc trong Phòng Bầu dục.

“Tôi chưa từng tưởng tượng ra kịch bản này, nhưng trong bối cảnh hiện nay, có rất nhiều điều xảy ra lần đầu tiên”, một cựu quan chức cấp cao DHS nói.

Ai sẽ “hộ tống” ông Trump ra khỏi Nhà Trắng trong Ngày nhậm chức?

Tổng thống Trump sẽ vẫn được cơ quan mật vụ bảo vệ sau khi rời nhiệm sở. Ảnh: AP

Thông thường có một kịch bản rất rõ ràng về việc chuyển giao quyền lực tổng thống. Tổng thống mãn nhiệm sẽ đón Tổng thống đắc cử ở Nhà Trắng vào buổi sáng ngày 20/1 trước khi cả 2 cùng nhau tới lễ nhậm chức ở Điện Capitol. Sau đó, cựu tổng thống cùng gia đình sẽ rời đi bằng trực thăng. Trong khi đó, các nhân viên trở lại Nhà Trắng và dọn dẹp tất cả những thứ thuộc về vị tổng thống vừa rời đi để chào đón gia đình tân tổng thống.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu những nghi thức này có diễn ra vào tháng 1/2021 hay không, hay thậm chí ông Trump có dự lễ nhậm chức hay không.

Nếu ông Trump tiếp tục “cố thủ” ở Nhà Trắng, nhiều chuyên gia dự đoán nhiệm vụ “cưỡng chế” ông rời khỏi văn phòng sẽ do Cơ quan mật vụ Mỹ đảm nhận – một cơ quan thuộc DHS chịu trách nhiệm bảo vệ tổng thống và “hộ tống những kẻ xâm phạm” ra khỏi Nhà Trắng.

Tuy nhiên, điều này sẽ rất phức tạp vì nhiều lý do, trong đó có thực tế là mật vụ Mỹ cũng sẽ phải bảo vệ các cựu tổng thống. Đây cũng là đặc quyền mà ông Trump được hưởng từ buổi chiều ngày 20/1.

Các mật vụ Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ tổng thống hiện tại có quyền nói với tổng thống mãn nhiệm rằng “Ông phải rời đi”, theo Norm Ornstein, một học giả nghiên cứu về các hoạt động của chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này – vốn luôn tự hào về nhiệm vụ bảo vệ tổng thống cho dù họ ủng hộ chính đảng nào – sẽ không muốn phải làm điều đó.

“Chúng tôi không ở đó để đuổi người, chúng tôi ở đó để bảo vệ. Tôi chưa từng thấy mật vụ nào tới đó rồi gõ cửa và nói rằng ‘thưa ngài đã đến giờ phải đi rồi. Giờ checkout là 11 giờ’”, một cựu quan chức mật vụ Mỹ từng tham gia vào các cuộc chuyển giao tổng thống trước đây cho biết.

Cựu quan chức này nói rằng nhiệm vụ nặng nề đó sẽ thuộc về những người thân cận với ông Trump và các thành viên GOP trong Quốc hội, họ phải thuyết phục tổng thống rằng nhiệm kỳ của ông đã kết thúc.

Vùng xám đối với Mật vụ Mỹ

Chưa từng có một hướng dẫn chính thức nào về việc các quan chức hành pháp sẽ phải làm thế nào nếu một tổng thống không chịu rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, các cựu quan chức Mật vụ và DHS nói với Insider rằng các quan chức chính phủ có lẽ đang phải nghĩ về điều đó ở thời điểm này.

Ông Trump và phu nhân Melania cùng cựu Tổng thống Barack Obama và phu nhân Michelle Obama trong Ngày nhậm chức của ông Trump năm 2017. Ảnh: Getty

Trước nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, “Tôi chưa từng nghĩ có ai dự đoán về một kịch bản như vậy”, một cựu nhân viên mật vụ từng làm việc dưới thời các tổng thống Dân chủ và Cộng hòa nói.

Các quan chức Cơ quan mật vụ được huấn luyện về nhiều kịch bản như phải làm gì khi xảy ra tấn công trong lúc tổng thống đọc thông điệp liên bang với sự có mặt của các thành viên nội các trong tòa nhà Quốc hội. Nhưng một tổng thống mãn nhiệm cố thủ trong Nhà Trắng lại hoàn toàn là “vùng xám”.

“Điều này giống như một lãnh thổ không có trên bản đồ”, một cựu quan chức mật vụ cho biết.

Julia McMurray, người phát ngôn Cơ quan mật vụ, từ chối bình luận về việc cơ quan này sẽ đóng vai trò thế nào trong việc “hộ tống” Tổng thống Trump khỏi Nhà Trắng.

Kịch bản “cưỡng chế” rời Nhà Trắng

Các cựu quan chức DHS và Cơ quan mật vụ đã dự đoán về việc các đặc vụ sẽ phải làm thế nào nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng. Họ hy vọng tổng thống sẽ rời đi trước khi cơ quan mật vụ hoặc các quan chức hành pháp buộc phải can thiệp.

Các lãnh đạo quân đội trước đó cũng đã tuyên bố họ không có ý định giúp giải quyết bất cứ tranh cãi nào liên quan tới bầu cử. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley bác bỏ những thông tin cho rằng quân đội có thể sẽ “hộ tống” ông Trump ra khỏi Nhà Trắng trong trường hợp ông không chịu rời khỏi đó.

Việc đưa ông Trump rời khỏi Phòng Bầu dục là chủ đề nóng trong một nhóm chat có các cựu quan chức mật vụ và DHS dưới, theo Douglas Smith, người từng làm trợ lý Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa thời chính quyền Barack Obama.

Có một kịch bản được nhắc đến: Nhóm mật vụ chịu trách nhiệm bảo vệ ông Trump sẽ “nhắm mắt đưa chân” trong khi nhóm mật vụ của ông Biden tới và đưa ông Trump rời khỏi Nhà Trắng, Smith nói.

Cũng có một số người suy đoán FBI có thể sẽ can thiệp hoặc cơ quan Cảnh sát Tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp) sẽ tới và hộ tống ông Trump rời Nhà Trắng. Tuy nhiên, cơ quan này chưa lên tiếng về vấn đề này.

“Đây là điều chưa tùng xảy ra. Nếu bạn đang thuê một căn hộ ở DC, và bạn không trả tiền thuê nhà, họ sẽ ra phán quyết cuối cùng với bạn, là bạn bị đuổi khỏi căn hộ. Cơ quan mật vụ Mỹ không có nhiệm vụ bảo vệ ông ấy khỏi việc bị mời ra khỏi đó. Đó không phải là việc của họ”, Smith nói.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.