Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu vũ khí

Ấn Độ tiếp tục là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, đồng thời vươn lên vị trí thứ 23 trong tốp 25 nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu với Myanmar, Sri Lanka và Mauritius là những khách hàng lớn nhất.

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 9/3 cho thấy Ấn Độ chiếm 9,2% tổng lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu trong giai đoạn 2015-2019, trong khi Saudi Arabia chiếm 12%. Trung Quốc xếp thứ 5 với 4,3%, trong khi Pakistan đứng thứ 11 với 2,6%.

Ấn Độ đứng thứ hai thế giới về nhập khẩu vũ khí

Tên lửa đất đối không Akash tại một lễ diễu binh ở New Delhi, Ấn Độ ngày 23/1/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo cáo chỉ ra: “Trong các giai đoạn 2010-2014 và 2015-2019, nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ và Pakistan giảm lần lượt 32% và 39%. Mặc dù cả hai nước đều có mục tiêu lâu dài là tự sản các xuất vũ khí lớn nhưng họ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu và đang có những đơn đặt hàng cũng như kế hoạch nhập khẩu đáng kể tất cả các loại vũ khí chính”.

Cũng theo SIPRI, Nga vẫn là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ấn Độ trong giai đoạn 2010-2014 và 2015-2019, nhưng lượng giao hàng đã giảm 47% và thị phần của Nga trong kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Ấn Độ đã giảm từ 76% xuống 56%. Kim ngạch nhập khẩu vũ khí từ Mỹ- nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai của Ấn Độ trong giai đoạn 2010-2014 - cũng giảm 51% trong giai đoạn 2015-2019. Ngược lại, nhập khẩu vũ khí từ Israel và Pháp tăng lần lượt 175% và 715%, đưa hai nước này trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 2 và thứ 3 cho Ấn Độ trong giai đoạn 2015-2019.

Theo mạng Times of India, việc tiếp tục xếp ở vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng nhập khẩu vũ khí toàn cầu cho thấy New Delhi chưa thể tự xây dựng một cơ sở công nghiệp quốc phòng vững mạnh và chính sách “Sản xuất tại Ấn Độ” của Chính phủ do Liên minh Dân chủ quốc gia (NDA) đứng đầu chưa thực sự phát huy tác dụng trong việc sản xuất tàu ngầm diesel-điện, máy bay chiến đấu , máy bay trực thăng đa năng hạng nhẹ, tàu quét mìn và xe chiến đấu bộ binh trong 6 năm qua.

Tuy nhiên, một điểm sáng là kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ đã tăng lên. Số liệu chính thức của Ấn Độ cho thấy con số này đã tăng từ khoảng 280 triệu USD trong năm 2015-2016 lên hơn 1,4 tỷ USD trong năm 2018-2019. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, Chính phủ Ấn Độ đã đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu vũ khí 5 tỷ USD trong 5 năm tới.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.