Ấn Độ mua 21 tiêm kích... 30 năm tuổi của Nga

Không quân Ấn Độ từ trước tới nay chưa bao giờ thiếu tiền mua máy bay mới, bởi vậy hợp đồng chuyển giao tiêm kích cũ với Nga khá lạ lùng.

Để cấp tốc khắc phục tình trạng thiếu máy bay chiến đấu, Không quân Ấn Độ đã quyết định mua lại 21 chiếc MiG-29 đang trong tình trạng lắp ráp dở dang, những khung thân máy bay này có từ thời Liên Xô và đã hoàn thành cấu hình hiện đại hóa.

Thỏa thuận đàm phán trên là một trong những nỗ lực của quốc gia Nam Á này nhằm nhanh chóng hiện đại hóa phi đội chiến đấu cơ của mình, nhất là khi gói thầu tìm mua hơn 100 tiêm kích hạng nhẹ thế hệ mới vẫn đang "dậm chân tại chỗ".

Tờ báo Ấn Độ Indian Times đề cập đến thương vụ, theo họ những khung thân MiG-29 trên đã được sản xuất từ cuối thập niên 1980 nhưng được bảo quản rất tốt từ đó tới nay.

Ấn Độ mua 21 tiêm kích... 30 năm tuổi của Nga

Tiêm kích MiG-29UPG nâng cấp của Không quân Ấn Độ

Trong giai đoạn 1986 - 1990, Không quân Ấn Độ đã tiếp nhận khoảng 70 máy bay chiến đấu MiG-29 đời đầu và cho tới nay 62 chiếc vẫn còn đang hoạt động.

Kể từ đầu thập niên 2010, Tập đoàn Công nghiệp hàng không HAL của Ấn Độ đã hợp tác với Nga để nâng cấp số MiG-29 trên lên chuẩn MiG-29UPG hiện đại hơn nhiều.

Biến thể MiG-29UPG có nhiều nét tương đồng với MiG-29SMT đang phục vụ trong Không quân Nga, chúng được trang bị radar mảng pha quét điện tử Zhuk-ME, thay thế động cơ tin cậy hơn và mở rộng khả năng đánh đất.

Khác biệt lớn nhất giữa MiG-29UPG với MiG-29SMT đó là trên máy bay có nhiều thành phần thiết bị điện tử hàng không không phải do Nga sản xuất mà là sản phẩm của phương Tây.

Hiện nay Hải quân Ấn Độ cũng đang sử dụng một phi đội tiêm kích hạm MiG-29K có các tính năng kỹ chiến thuật khá tương đồng với MiG-29UPG và MiG-29SMT, các tiêm kích MiG-29 cũ mà Ấn Độ sắp nhận cũng sẽ được nâng cấp theo cấu hình trên.

Ấn Độ mua 21 tiêm kích... 30 năm tuổi của Nga

Các tiêm kích MiG-29 cũ mà Ấn Độ sắp mua lại sẽ được nâng cấp ngay lên chuẩn UPG

Một sĩ quan thuộc Không quân Ấn Độ thông tin thêm rằng phái đoàn quân sự nước này đã đến tham quan cơ sở nơi lưu trữ các khung thân MiG-29 chưa được lắp ráp hoàn chỉnh này từ tháng trước, họ đánh giá tình trạng của chúng vẫn rất "hoàn hảo".

Tuy nhiên họ từ chối bình luận thêm về quá trình hiện đại hóa hay chuyển giao sẽ diễn ra như thế nào mà chỉ nói ngắn gọn rằng có được một mức giá tốt. Đây cũng có thể xem như kinh nghiệm để một vài quốc gia khác học tập nhằm cấp tốc tăng cường sức mạnh cho không quân của mình.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.