Giáo dục

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo
An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”. Triển khai từ năm học 2021-2022, đến nay, chính sách nhân văn này đang tiếp sức cho hàng trăm học sinh đặc biệt khó khăn trên địa bàn được đến giảng đường và tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài ở các địa phương, đơn vị, tạo nên phong trào xây dựng xã hội học tập sâu rộng và hiệu quả trong toàn tỉnh.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo
An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Cần mẫn cùng mẹ làm việc trên cánh đồng muối bỏng rát, thế nhưng, khác với nhiều năm trước, mùa hè năm nay với em Nguyễn Thị Phượng (SN 2004, ở thôn Bình Sơn, xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà), nỗi vất vả này dường như trở thành bé nhỏ. Cô học trò nghèo đã hoàn thành năm học đầu tiên tại Trường Đại học Sư phạm Huế với sự đồng hành của Quỹ “Hỗ trợ học sinh (HS) đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Bố mất đã nhiều năm, anh trai bị tai biến liệt nửa người, một mình mẹ Phượng phải bươn chải trên ruộng muối gánh vác cuộc sống của cả gia đình. Thế nên, cách đây hơn một năm (tháng 7/2022), khi nhận kết quả thi tuyển sinh đại học của Phượng với 27,2 điểm, sau thoáng mừng vui là sự buồn tủi; cầm tấm giấy báo nhập học với điểm số mơ ước trên tay mà hai mẹ con lại nhìn nhau nén tiếng thở dài. Với gia cảnh khốn khó, việc đến giảng đường đại học đối với Phượng chỉ là giấc mơ. Nhưng không, giấc mơ đó đã trở thành hiện thực, khi em đã có sự hỗ trợ kịp thời từ Quỹ học bổng của tỉnh.

Được quỹ hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng, Phượng hoàn toàn tự tin đăng ký nhập học và trở thành tân sinh viên Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Sư phạm Huế. Không phụ niềm tin và sự kỳ vọng của mọi người, kết thúc năm học đầu tiên, Phượng đạt loại giỏi. Những ngày hè, nữ sinh viên về quê giúp mẹ làm muối, chăm sóc anh trai. Câu chuyện kể về những bỡ ngỡ năm đầu đại học và những điều mới mẻ ở TP Huế của cô nữ sinh nghèo khiến cả cánh đồng muối vùng bãi ngang như rộn ràng hơn.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Những ngày hè, nữ sinh viên Nguyễn Thị Phượng trở về quê giúp mẹ làm muối.

Bà Hoàng Thị Hiền (SN 1969) - mẹ Phượng xúc động: “Biết con được học đại học, tôi mừng rơi nước mắt mà không biết lấy gì để cảm ơn sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp, ngành. Có khổ mấy, vất vả mấy tôi cũng chịu được, chỉ mong Phượng vững tin học tập và rèn luyện thật tốt, có kết quả cao để không phụ lòng của cộng đồng, xã hội”.

Khác với Phượng, em Trần Bùi Anh Vũ (SN 2001, ở tổ dân phố 3, phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh), sinh viên Khoa Xây dựng - Trường Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, nhận được sự tiếp sức của quỹ từ kỳ 2 năm học thứ 3 (năm 2021) khi gia đình gặp biến cố.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Mồ côi mẹ từ nhỏ tưởng chừng đã là nỗi thiệt thòi không gì bù đắp nổi, thế mà số phận éo le vẫn đeo đuổi em khi người bố cũng đột ngột ra đi. Con đường đến trường của Vũ tưởng chừng dang dở thì em nhận được sự sẻ chia kịp thời của Quỹ “Hỗ trợ HS đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học”. Cùng nguồn hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng, Vũ cố gắng vừa học, vừa đi làm thêm cho công ty tư nhân để trang trải chi phí sinh hoạt và có cơ hội thực tập nghề nghiệp, sớm có việc làm khi ra trường.

“Sự hỗ trợ kịp thời từ các bác, cô chú, anh chị ở quỹ và các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương đã giúp em có thêm niềm tin, nghị lực, yên tâm học tập. Năm nay đã là năm học cuối, em sẽ cố gắng đạt kết quả tốt nhất để ra trường sớm tìm được việc làm phù hợp chuyên môn” - Vũ bộc bạch.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Theo báo cáo của Hội Khuyến học tỉnh, tròn 2 năm ra đời (24/8/2021 - 24/8/2023), Quỹ “Hỗ trợ HS đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học” đã nhận được sự tài trợ của hơn 100 cơ quan, doanh nghiệp (DN), cá nhân với số tiền hơn 23 tỷ đồng. Bên cạnh sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội, hằng năm, tỉnh dành nguồn ngân sách 2 tỷ đồng để tạo nguồn quỹ hoạt động.

Đến nay, quỹ đã hỗ trợ 150 em, trong đó có 5 em được quỹ hỗ trợ đột xuất; mỗi em được hỗ trợ theo các mức 500 nghìn đồng/tháng, 2 triệu đồng/tháng và 2,5 triệu đồng/tháng trong các năm học đại học. Nguồn quỹ được vận hành trong những năm qua không chỉ giải quyết được gánh nặng chi phí học tập, sinh hoạt cho các em sinh viên mà còn là nguồn động viên tinh thần lớn lao, giúp các em có thêm niềm tin, động lực để phấn đấu học tập đạt kết quả tốt nhất. Kết thúc năm học vừa qua, trong tổng số 150 em được quỹ hỗ trợ, có 9 em đạt kết quả học tập xuất sắc, 44 em đạt loại giỏi, 91 em đạt loại khá và 6 em đạt loại trung bình.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Chuẩn bị cho năm học 2023-2024, hội khuyến học các cấp ở Hà Tĩnh đang khẩn trương rà soát các HS gặp hoàn cảnh khó khăn đạt điểm thi vào đại học cao để đề xuất quỹ của tỉnh hỗ trợ, đồng thời tích cực mở rộng tìm kiếm, kết nối các nhà tài trợ ủng hộ quỹ. Chúng tôi cùng đoàn công tác Hội Khuyến học tỉnh và Hội Khuyến học huyện Thạch Hà đến thăm em Hoàng Đức Tâm (SN 2005, ở tổ dân phố 3, thị trấn Thạch Hà). Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 vừa qua, Tâm đạt 25,66 điểm khối A00 (Toán 8,6 điểm, Lý 8,25 điểm, Hóa 8,5 điểm).

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Vượt qua hoàn cảnh gia đình và nỗ lực học tập trong Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em Hoàng Đức Tâm đạt 25,66 điểm khối A00 (Toán 8,6 điểm, Lý 8,25 điểm, Hóa 8,5 điểm).

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Đoàn công tác Hội Khuyến học tỉnh và Hội Khuyến học huyện Thạch Hà đến thăm và tìm hiểu gia cảnh của em Hoàng Đức Tâm (SN 2005) ở tổ dân phố 3, thị trấn Thạch Hà.

Với điểm số khá cao, nguyện vọng của Tâm là đăng ký vào học tại Học viện Ngân hàng. Thế nhưng, khi nhìn lại hoàn cảnh của gia đình, Tâm không khỏi lo lắng về chặng đường sắp tới. 18 năm nay, bà ngoại Nguyễn Thị Thường (SN 1952) là người thân duy nhất chăm lo, nuôi nấng em. Khoản lương hưu công nhân ít ỏi và trợ cấp đối tượng cựu thanh niên xung phong của bà đã nuôi Tâm nên người, nhưng sẽ không thể đủ trang trải cho việc học đại học của em. Bà cháu đang gửi gắm niềm hy vọng được Quỹ “Hỗ trợ HS đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học” đồng hành cùng em Hoàng Đức Tâm viết tiếp ước mơ.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Chương trình giao lưu nghệ thuật “Chắp cánh ước mơ” đã cổ vũ, vinh danh những học sinh học giỏi, nỗ lực vượt khó; tri ân các tổ chức, cá nhân đóng góp cho Quỹ “Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn học đại học” (ngày 18/10/2021). Ảnh: Đình Nhất.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Ông Đoàn Đình Anh - Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh cho biết: “Năm thứ 3 triển khai, nhiều em HS đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học đã được nhiều tổ chức, cá nhân tiếp cận, hỗ trợ trước khi quỹ tiến hành khảo sát, điều đó càng khẳng định sức lan tỏa và ý nghĩa của chủ trương này. Với vai trò là cơ quan thường trực điều hành quỹ, Hội Khuyến học tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu chủ trương, giải pháp nhằm đảm bảo xét chọn đúng hoàn cảnh HS; đồng thời công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nguồn quỹ nhằm tạo niềm tin đối với các đơn vị tài trợ; tích cực tham mưu kêu gọi nguồn lực ủng hộ quỹ. Hiện nay, chúng tôi đã gửi thư ngỏ và làm việc với nhiều tổ chức, cá nhân huy động kinh phí đóng góp quỹ trong năm 2023”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Chủ trương nhân văn của tỉnh hướng tới HS nghèo vượt khó học giỏi đã khơi mạch nguồn khuyến học, thúc đẩy mạnh mẽ trong toàn tỉnh phong trào xã hội hóa nguồn lực tiếp sức các em vào giảng đường đại học. Ngoài quỹ cấp tỉnh, các địa phương đã vào cuộc hỗ trợ, đồng hành với HS nghèo học giỏi. Được biết, đến thời điểm này, ngoài 150 em HS đang được hỗ trợ từ quỹ cấp tỉnh, các địa phương đã xây dựng quỹ cấp huyện và hỗ trợ 70 HS gặp hoàn cảnh khó khăn vào học đại học, trong đó, TX Kỳ Anh 35 em, Can Lộc 13 em, Hương Khê 10 em, Lộc Hà 9 em, Nghi Xuân 3 em.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và lãnh đạo các ban, ngành liên quan chủ trì chương trình gặp mặt 150 thanh niên, sinh viên tiêu biểu đang công tác, học tập tại Hà Nội.

Là địa phương có số HS được hỗ trợ ngoài nguồn quỹ cấp tỉnh lớn nhất, cách làm của TX Kỳ Anh là tiến hành rà soát, thành lập cơ sở dữ liệu về các HS gặp hoàn cảnh khó khăn, nhất là những em có kết quả tuyển sinh đại học cao; từ đó gặp gỡ trao đổi với các DN, nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn để kêu gọi nguồn hỗ trợ.

Không chỉ tạo nguồn hỗ trợ HS nghèo được vào học đại học, về lâu dài, TX Kỳ Anh còn tính đến việc bố trí việc làm sau khi ra trường nếu các em có nhu cầu làm việc tại quê hương. Ông Nguyễn Văn Chung - Phó Chủ tịch UBND thị xã cho biết, căn cứ vào kết quả học tập, rèn luyện của các em và nhu cầu, nguyện vọng phù hợp với vị trí việc làm trên địa bàn, thị xã sẽ tạo điều kiện để các em được đóng góp sức lực và trí tuệ cho sự phát triển của địa phương.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Phó Chủ tịch UBND TX Kỳ Anh Nguyễn Văn Chung cùng đại diện Quỹ Khuyến học thị xã thăm, động viên em Nguyễn Cẩm Anh ở TDP Hưng Hoà, phường Sông Trí (TX Kỳ Anh) - sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Hà Tĩnh. Hiện em Nguyễn Cẩm Anh đang nhận được hỗ trợ hằng tháng từ Quỹ Minh Đức (Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh).

Không chỉ hỗ trợ HS nghèo vào học đại học, hiện nay, nhiều địa phương như Cẩm Xuyên, Vũ Quang, TX Hồng Lĩnh… đã thành lập quỹ hỗ trợ, đỡ đầu HS mồ côi, gặp hoàn cảnh khó khăn ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, tổ chức đoàn thể các cấp và nhiều DN, cá nhân cũng triển khai các chương trình hỗ trợ, đỡ đầu trẻ khó khăn, mồ côi với nhiều cách làm hay và có hiệu quả thiết thực. Trước tiên phải kể đến chương trình “Mẹ đỡ đầu” của các cấp hội phụ nữ. Từ cuối năm 2021 đến nay, các cấp hội trong toàn tỉnh đã thực hiện các chương trình chăm sóc cho 550 trẻ em trên địa bàn với số tiền cam kết hỗ trợ gần 7 tỷ đồng. Các cấp bộ Đoàn triển khai mô hình “Em nuôi của Đoàn” tiếp sức cho 302 em từ nguồn đóng góp của các ĐVTN; Báo Hà Tĩnh kết nối đỡ đầu chi phí học tập cho 29 em; Hội Doanh nhân trẻ tỉnh huy động các DN hỗ trợ 12 em...

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

(1) Chi đoàn Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh trao tặng tủ, bàn ghế học tập và quà cho “Em nuôi của Đoàn” tại xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên. (2) Đại diện Hội LHPN huyện Hương Khê và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh trao đỡ đầu cho em Đặng Thị Thủy. (3) Lãnh đạo Công đoàn cơ sở BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh trao tặng học bổng cho em Lê Thị Thảo (Cẩm Xuyên) dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Báo Hà Tĩnh và lãnh đạo UBND xã Cẩm Quan. (4) Hội Doanh nhân trẻ Hà Tĩnh trao tặng quà cho trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn ở thị xã Hồng Lĩnh.

Cùng với trao học bổng hằng tháng, những người “mẹ nuôi”, “anh chị nuôi” còn là điểm tựa tinh thần để các em sẻ chia tâm tư, tình cảm, cùng các em tháo gỡ khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Ông Nguyễn Tiến Trình - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh cho biết: “Trong số 12 cháu đang được hội hỗ trợ, năm nay có 1 cháu đậu đại học. Hội sẽ trao tặng học bổng tiếp sức và nếu sau này cháu có nguyện vọng về quê làm việc, hội sẽ có trách nhiệm giới thiệu đến làm việc tại các đơn vị thành viên của hội với vị trí chuyên môn phù hợp”.

Lan tỏa quan điểm và cách làm từ chủ trương lớn của tỉnh, tại nhiều trường học trong tỉnh, phong trào xây dựng quỹ học bổng tiếp sức cho các em gặp hoàn cảnh khó khăn đang diễn ra sôi nổi và hiệu quả. Thầy Hoàng Quốc Quyết - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) chia sẻ: “Ngoài việc duy trì hiệu quả Quỹ Khuyến học Nguyễn Đình Liễn với số dư đạt hơn 100 triệu đồng, tùy vào từng thời điểm và hoàn cảnh HS cụ thể, nhà trường kêu gọi các mạnh thường quân, phụ huynh, cựu HS ủng hộ tiếp sức HS đến trường. Nguồn kêu gọi xã hội hóa mỗi năm khoảng 80-100 triệu đồng đã hỗ trợ hiệu quả về cả vật chất và tinh thần cho các em HS nghèo vượt khó”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Thầy Hoàng Quốc Quyết - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn (Cẩm Xuyên) trao học bổng cho học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn học giỏi.

Cách làm của Hà Tĩnh trong công tác xã hội hóa nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp khuyến học đã tạo niềm tin và thu hút sự quan tâm của các DN trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là những doanh nhân con em quê hương thành đạt ở các thành phố lớn. Ông Nguyễn Phi Dần - Chủ tịch Hội DN Hà Tĩnh phía Nam chia sẻ: “Chung sức cùng tỉnh phát huy hơn nữa truyền thống đất học trong thời kỳ mới, bên cạnh hỗ trợ học bổng cho hơn 100 em sinh viên khó khăn vượt khó học giỏi, thường xuyên ủng hộ các quỹ an sinh xã hội trong tỉnh, Câu lạc bộ Doanh nhân Hà Tĩnh phía Nam còn tích cực trong các hoạt động kết nối, đồng hành cùng tri thức trẻ của tỉnh nhà đang học tập, làm việc ở mọi miền Tổ quốc. Tháng 6 vừa qua, câu lạc bộ tham gia và chia sẻ động lực, cơ hội việc làm tại chương trình gặp mặt giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên, sinh viên tiêu biểu quê Hà Tĩnh ở TP Hà Nội. Dự kiến cuối năm 2023, các DN ở phía Nam sẽ tiếp tục đồng hành với những hoạt động khuyến học, khuyến tài thiết thực của tỉnh trong chương trình gặp mặt thanh niên, sinh viên Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh”.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Lãnh đạo CLB Doanh nhân Hà Tĩnh phía Nam trao biểu trưng tặng 200 triệu đồng cho Quỹ khuyến học tỉnh Hà Tĩnh.

Có thể thấy, truyền thống hiếu học của quê hương, tinh thần nhân văn, nhân ái và nghĩa tình của người Hà Tĩnh đã được phát huy với những cách làm cụ thể, sáng tạo trong gần 3 năm đầu nhiệm kỳ, tạo động lực mạnh mẽ để phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu. Từ năm 2020 đến tháng 6/2023, toàn tỉnh đã vận động được 250.903 triệu đồng quỹ khuyến học, khuyến tài; đến 31/5/2023, sau quá trình hỗ trợ, tổng quỹ còn 96.314 triệu đồng. Trong 2 năm học đầu nhiệm kỳ, các cấp hội đã khuyến dạy, khuyến học, khuyến tài 174.051 triệu đồng cho 395.220 lượt HS, sinh viên và giáo viên.

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

An sinh xã hội bền vững và câu chuyện về nghĩa Đảng, tình dân (bài 2): Chính sách nhân văn nâng bước học sinh nghèo

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá: “Những năm qua, Hà Tĩnh là địa phương triển khai phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt hiệu quả rất tốt và có nhiều đổi mới, sáng tạo, các địa phương khác có thể học hỏi. Với nhiều thành tích trong công tác, 5 năm liền, Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh được Trung ương hội trao tặng cờ thi đua xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và hiện đang đề xuất Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua. Đặc biệt, Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập quỹ hỗ trợ hằng tháng cho HS đạt điểm cao gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào học đại học.

Đây là việc làm hết sức nhân văn, ý nghĩa, thể hiện rõ quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thực hiện hướng đi đúng trong huy động xã hội hóa nguồn lực để đầu tư cho giáo dục; đồng thời góp phần nuôi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Tin rằng, thời gian tới, phát huy truyền thống hiếu học, nhân văn, nghĩa tình, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Và cách làm của tỉnh trong nâng bước HS khó khăn sẽ lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong cả nước; thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam”.

THIẾT KẾ & KỸ THUẬT: THÀNH NAM - NGỌC NGỌC NHI

>> Bài 1: Nghị quyết đầu nhiệm kỳ và những ngôi nhà mang tên “Quyết định 22”

>> Bài 3: Sát cánh hỗ trợ người yếu thế, chú trọng giảm nghèo bền vững

>> Bài cuối: Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cải thiện toàn diện đời sống Nhân dân

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Lắng nghe “Điều em muốn nói”

Diễn đàn “Điều em muốn nói” được các trường học ở Hà Tĩnh tổ chức góp phần mở “cánh cửa” tâm hồn của học sinh, giúp người lớn thấu hiểu, đồng hành với các em trên hành trình trưởng thành.
Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Thầy Tổng phụ trách Đội yêu nghề, mến trẻ

Tròn 24 năm làm Tổng phụ trách Đội, thầy Lê Khải Chương - Trường Tiểu học Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vẫn tràn đầy đam mê với nghề và luôn thương yêu, tận tâm với học trò.
Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước những đóng góp, cống hiến của các Nhà giáo Nhân dân đối với sự nghiệp trồng người cũng như phát triển KT-XH tỉnh nhà.